Du khách khám phá những đặc trưng của Điểm du lịch Đền- Chùa Gám

Thứ bảy - 26/11/2022 03:17
Đền – Chùa Gám xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Cách Tp.Vinh 45 km về phía Bắc, từ Quốc lộ 1A ngược theo tỉnh lộ 7B về phía Tây 7 km, huyện Yên Thành có diện tích hơn 54,2 ngàn ha, 39 xã, thị trấn, gần 28 vạn dân, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Bắc tỉnh Nghệ An . Đền - chùa Gám là một quần thể cổ kính, linh thiêng, có kiến trúc đẹp, độc đáo, với những nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, cùng khát vọng và lòng tôn kính của người xưa đối với công đức của các vị thần, của đức Phật và các bậc tiền nhân. Giáo xứ  là một giáo xứ lâu đời thuộc giáo phận vinh. Khi đến đây du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động như sau:
1.Tham quan, khám phá vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh xung quanh Đền Chùa Gám:
Đền Chùa Gám – Công trình độc đáo kết hợp đền và chùa
Cổng vào Đền Chùa Gám
Nếu chúng ta lấy điểm đến đầu tiên là chùa Gám thì ngôi chùa vừa được xây dựng trên một khuôn viên rộng và tuyệt đẹp, tọa lạc tại xóm 6 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sông Dinh – Rú Gám, là một biểu tượng về niềm tự hào của dân vùng quê lúa Yên Thành. Trong bộ đồ mới đẹp đẽ đó chùa Gám vẫn giữ được tính chất linh thiêng. Được xây dựng vào thời Trần, thờ phật Thích Ca Mâu Ni và các chư vị bồ tát.
Tại sao nói đây là công trình độc đáo? Hầu như khắp miền Trung, chỉ có chùa Gám là có sự kết hợp của đền và chùa. Nếu chùa thờ phật thì đền thờ thần. Đền Gám (đền dưới) thờ các vị thiên thần, nhân thần có công bảo quốc, hộ dân như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đức Ngọc Phật Bác Hồ Chí Minh, hay vị thần được nhân dân kẻ Gám tôn làm Thành Hoàng Cao Sơn Cao Các.
-Đền Gám trước đây là một công trình kiến trúc và bề thế được thiết kế bao gồm 3 tòa: Thượng – trung – hạ điện tạo thành một tổng thể thống nhất
 


2. Chùa Gám xưa, phía trước có cổng tam quan xây bằng vữa tam hợp có ghi các câu đối, tiếp đến là khoảng sân đất phía trong còn có thêm Nghi Môn được làm theo kiểu nhà chồng diêm, bố cục theo kiến trúc chữ khẩu còn nguyên vẹn như ngày nay. Ngoài ra, trước sân còn có nhiều cây cổ thụ như xoài, trôi, gạo, muỗn
3. Các hoạt động trãi nghiệm tại Đền- Chùa Gám tại lễ hội Đền- Chùa Gám
Lễ hội đền, chùa Gám hàng năm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng  2 âm lịch. Điểm nhấn của lễ hội là  nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ hoa đăng tri ân với các bậc tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an.
Trải nghiệm khóa tu tại chùa Gám
Với nét đặc trưng riêng biệt đó, năm 2015 chính quyền các cấp quyết định xây dựng dưới chân Rú Gám Thiền Viện Trúc Lâm Yên Thành. Thiền viện là nơi giảng đạo và hướng dẫn thiền cho các môn sinh.
Trong khuôn viên đó có mô phỏng những hình ảnh của Chùa Một Cột, có tượng Quan Âm ba mặt, có những vườn hoa đủ để say đắm lòng người.



Du khách đến sẽ tiến hành làm Lễ dâng hương tại đền, chùa Gám. Cầu phúc và cầu bình an


Lễ hội đền - chùa Gám là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc, là dịp để thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của các vị thần linh,  đức Phật và các bậc tiền nhân, đồng thời quảng bá giới thiệu hình ảnh quê lúa Yên Thành trong phát triển du lịch tâm linh sinh thái.

Toàn cảnh đền, chùa Gám, xã Xuân Thành, Yên Thành.
Đền - chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám – xã Xuân Thành, đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Chùa được xây dựng vào thời Trần, thuộc phái Trúc Lâm - dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và được xem là Phật giáo chính thức của Đại Việt xưa. 
4. Hoạt động lễ hội Đền- Chùa Gám hàng năm được tổ chức:
Lễ hội đền, chùa Gám hàng năm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng  2 âm lịch. Điểm nhấn của lễ hội là  nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ hoa đăng tri ân với các bậc tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an.
Lễ hội đền - chùa Gám là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc, là dịp để thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của các vị thần linh,  đức Phật và các bậc tiền nhân, đồng thời quảng bá giới thiệu hình ảnh quê lúa Yên Thành trong phát triển du lịch tâm linh sinh thái.





Du khách đến với lễ hội sẽ được chiêm ngường Lễ rước thần linh theo nghi lễ truyền thống. thực hiện trôn  nghiêm, long trọng và với đông đảo người dân tham gia.
Đông đảo quần chúng nhân dân và du khách tham gia khai hội.
Lễ hội đền, chùa Gám hàng năm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng  2 âm lịch. Điểm nhấn của lễ hội là  nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ hoa đăng tri ân với các bậc tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an.





Giải bóng chuyền nam giữa các đội mạnh trong huyện luôn là tâm điểm của quần chúng nhân dân



Thi kéo co giữa các chi hội Phụ nữ.



Thi đánh trống tế lứa tuổi thiếu niên.


Trò chơi dân gian bịt mắt đập niêu đất.
Lễ hội đền - chùa Gám là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc, là dịp để thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của các vị thần linh,  đức Phật và các bậc tiền nhân, đồng thời quảng bá giới thiệu hình ảnh quê lúa Yên Thành trong phát triển du lịch tâm linh sinh thái.
                                                                                                                                          CC- VH Vũ Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây