giới thiệu lịch sử của điểm du lịch Đền- Chùa Gám

Thứ tư - 02/11/2022 05:41
Điểm du lịch Văn hóa tâm linh Đền- Chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.Đền, chùa tọa lạc trên vùng đất Kẻ Gám xưa nên người dân ở đây lấy tên là Gám đặt cho di tích (theo tài liệu kiểm kê di tích, lưu tại Ban Quản lý di tích, danh thắng Nghệ An). Đền, chùa Gám còn có tên gọi là đền Xuân Nguyên, Chùa Xuân Nguyên vì hiện nay di tích thuộc làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, di tích đền Gám được xem là lớn nhất vùng Kẻ Gám nên còn có tên gọi là đền Cả. Chùa Gám còn có tên chữ là Chí Linh Tự.
Xuân Thành là vùng đất có đồng bằng, có núi, có hồ đập, có sông kênh lạch tự nhiên, xã có những di tích hiện đang còn giữ lại và tôn tạo phát huy giá trị như: Chùa Gám, Đền Gám, Nhà Thờ Họ Lê Trọng, đả được xếp hạng cấp tỉnh. Một số di tích đả được tôn tạo, tu sửa lại như: Đền Rú, Đền Cồn Nông, mộ thờ Công Chúa Trịnh Ngọc Dung, Nhà Thờ Họ Phan Hoàng, Họ Thái Hữu, Họ Thái Duy, Họ Nguyễn Cảnh…  Đền- Chùa Gám, xã Xuân Thành được ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3727/QĐ- UBND.VX ngày 27/9/2007.
Đây là một trong những di tích nổi tiếng linh thiêng của huyện Yên Thành, đảm bảo các tiêu chí để công nhận là điểm du lịch của tỉnh Nghệ An. Cụ thể như sau:
1.Tên điểm du lịch: Điểm du lịch Văn hóa tâm linh Đền- Chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
          2.Lịch sử và tài nguyên, giá trị nổi bật của điểm du lịch
2.1.Tên gọi: Đền Gám – chùa Gám
Đền, chùa tọa lạc trên vùng đất Kẻ Gám xưa nên người dân ở đây lấy tên là Gám đặt cho di tích (theo tài liệu kiểm kê di tích, lưu tại Ban Quản lý di tích, danh thắng Nghệ An). Đền, chùa Gám còn có tên gọi là đền Xuân Nguyên, Chùa Xuân Nguyên vì hiện nay di tích thuộc làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, di tích đền Gám được xem là lớn nhất vùng Kẻ Gám nên còn có tên gọi là đền Cả. Chùa Gám còn có tên chữ là Chí Linh Tự.
2.2.Nhân vật:
1. Đền Gám:
Theo bài cúng của làng tại đền được viết năm 1916, vị hiệu được ghi lại trong gia phả dòng họ Thái Duy và tìm hiểu cac bậc cao niên trong làng kể và ghi chép lại cho thấy: Đền là công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của làng Kẻ Gám, xây dựng lên để thờ các vị thần có công “hộ quốc, tý dân”, đem lại mưa thuận gió hòa cho nhân dân, giúp dân không bị tai ương. Vị thần được thờ chính tại đền là: Cao Sơn – Cao Các, ngoài ra đền còn thờ Hoàng Tá Thốn, Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương...
* Cao Sơn – Cao Các:
+ Cao Sơn: Cao Sơn tên thật là Cao Hiển (20 tháng 8 năm Bính Ngọ) Quảng Tây, Trung Quốc. Từ nhỏ nổi tiếng thông minh thuộc làu kinh sử. Năm 15 tuổi, mồ côi cha mẹ. Năm 22 tuổi niên hiệu Tống Hưng Ninh đỗ tiến sĩ, được vua Tống tặng thưởng và giữ lại triều đình làm Thừa tướng. Năm 30 tuổi, ông được phong làm thừa tướng kiêm nguyên soái đại tướng quân và được triều đình cử sang trấn thủ nước Nam. Ông nhận chức ở trấn Nghệ An. Trên đường đi ngang qua trang Phúc Bội, huyện Lương Giang, có xứ Bến Tiên, thấy thế đất ở núi Đại Liễu tốt, ông liền cho lập cung đài gọi là Bến Tiền. Từ đấy mỗi khi dân có bệnh tật đến đó làm lễ đều khỏi bệnh. Ông mất năm 103 t, mộ táng tại núi Đại Liễu. Cao Sơn là 1 vị quan có lòng khoan dung độ lượng, hết lòng giúp dân chữa bệnh, sản xuất. Sau khi ông mất, vua Tống phong làm An Nam Quốc Vương và giao cho nhân dân An Nam lập đền thờ ông (từ điển văn hóa – nxb Văn hóa xã hội).
+ Cao Các (6.1.938): người làng Cao Xá, huyện Thọ Xuân, phủ Thanh Đô. Mẹ là Lê Thị Điềm, bố là Cao Trạch. Cao Các thông minh và có sức khỏe phi thường, dung mạo hơn người, được mọi người trong làng gọi là “thần đồng”. Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước hỗn loạn, sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân, Cao Các đã quyết tâm đi gặp Đinh Bộ Lĩnh xin đi đánh giặc. Vua thấy ông có tư chất thông minh, chính trực, giỏi võ nghệ nên đã phong chức Giám nghị đại phu và giao cho đi dẹp loạn. Với tài thao lược, dùng binh, ông đã góp công lớn trong việc giúp vua Đinh dẹp yên được loạn 12 sứ quân, thu non sông về một mối.
Năm 968, sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Cao Các được giao trấn thủ vùng đất An Ninh. Ông thấy đây có phong cảnh hữu tình, dân cư ôn hòa nên ông quyết định cho quân sĩ lập quân. Tại đây, ông tăng cường tổ chức học tập luyện võ nghệ cho binh sĩ, vùa tăng cường công tác phòng thủ vừa hướng dẫn cho nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, chữa bệnh cho dân nghèo và tập luyện võ nghệ cho binh sĩ, giúp triều đình bảo vệ đất nước.
Khi giặc Chiêm Thành đem quân sang quấy nhiễu vùng biên cương nước ta, 1 lần nữa, vua Đinh lại triệu Cao Các về triều và giao cho ông thống lĩnh 5 vạn tinh binh đi đánh giặc. Cao Các đã đánh đuổi được quân giặc ra khỏi bờ cõi và giành thắng lợi vẻ vang. Ghi nhận công lao của ông, vua Đinh đã phong thưởng và giữ lại làm quan nhưng ông đã xin về quê sống cuộc sống an nhàn ở vùng đất An Ninh cho đến khi qua đời. Sau khi ông mất, triều đình nhà Đinh đã cho lập miếu thờ. Đến đời vua Lý Thái Tổ, ông được truy phong “Mĩ hiệu Đại vương”. Các triều tiếp theo gia phong cho ông là “thượng thượng đẳng, tối linh tôn thần”.
 * Hoàng Tá Thốn (15.3.1242):
 Hoàng Tá Thốn tên thật là Hoàng Ngọc Liêu, tự Hoàng minh, húy Thốn
 Tước hiệu: Chàng lại Đại vương tướng quân
 Mĩ hiệu: Tô Đại Liêu
 Hoàng Tá Thốn sinh tại thôn Vạn Phần, nay thuộc xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong 1 gia đình làm nghề chài lưới, cha họ Hoàng (không rõ tên), mẹ họ Trương, Gốc ở Lý Trai nay thuộc xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu. Từ nhỏ ông đã khỏe mạnh, lớn lên lại có sức vóc hơn người, có tài bơi lội, giỏi võ nghệ.
 Năm 1258, khi quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta, nhà Trần đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” nhằm đưa ra kế sách đúng đắn và kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân giặc, giữ vững độc lập cho nước nhà. Đáp lại lời kêu gọi đó, Hoàng Tá Thốn đã từ giã quê hương ra TLong nhập vào đội quân thủy chiến của nhà Trần. Nhờ có tài bơi lội, sức khỏe phi thường và lòng dũng cảm, mưu trí ông đã lập được nhiều chiến công trong các trận đánh và tìm được nhiều thuyền của giặc. Đặc biệt là trong trận Bạch Đằng 1288, ông đã dùng mưu giết được Ô Mã Nhi ở biển Đông nên được nhà Trần phong cho làm “Sát Hải Chàng Lại Tướng Quân” .
 Sau khi dẹp được giặc Nguyên, đất nước thanh bình, ông được vua Trần giao cho thống lĩnh các đạo thủy binh, trấn giữ 12 cửa biển từ Hải Phòng cho đến Hà Tĩnh. Vâng mệnh triều đình, một mặt ông cùng các con trai xây dựng các vùng trạm, trại, căn cứ khắp vùng Nghệ Tỉnh để canh gác, bảo vệ vùng biển và lãnh thổ nước nhà. Hoàng Tá Thốn đã huấn luyện được đội quân thiện chiến, nhiều lần đánh tan bọn cướp biển giữ yên cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
Trong thời kỳ ở tại quê hương, thấu hiểu và thông cảm với cuộc sống nghèo khổ của người dân nghề sông nước, ông đã cùng các con của mình đưa cư dân ven biển Vạn Phần lên bờ khai hoang lập làng và dạy cho dân làm nông nghiệp.
 Hoàng Tá Thốn qua đời ngày mồng 1 Tết Nguyên đán năm 1314, thọ 72 tuổi. Để tỏ lòng biết ơn trước những công lao to lớn của Hoàng Tá Thốn, vua tôi nhà Trần đã cho thuyền rồng chở linh cữu của ông về mai táng tại thôn Vạn Phần (Diễn Vạn, Diễn Châu) và truy phong cho ông tước hiệu “Đại Liêu Thiên Bồng Đại Tướng Quân”.
 Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng  đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Hoàng Tá Thốn trở thành vị thần linh ứng phù hộ cứu dân khi thiên tai hoạn nạn. Vì thế nhân dân vùng ven biển từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh và những vùng đất do ông khai phá đều lập đền thờ ông.
 Trong đền Gám Hoàng Tá Thốn được xếp ở dưới án thờ Cao Sơn, Cao Các và được nhân dân thờ phụng với tư cách là vị thần đệ nhị tại đền.
     * Tam Tòa Đại Vương (Lý  Nhật Quang):
Lý Nhật Quang là con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ (1010 – 1225), ông sinh năm 988 tại Thăng Long, mẹ là Minh Trưng Hoàng hậu Lê Thị Lại. Từ nhỏ Lý Nhật Quang đã tuấn tú, hiếu động, có tài văn võ, được nhân dân gọi là “ Bát Lang Hoàng Tử”.
Vương triều Lý buổi đầu là một vương triều sáng suốt, biết dựa vào dân để ổn định, phát triển đất nước. Bằng nhiều chính sách như mở trường dạy học, khuyến ngư, mở rộng giao lưu buôn bán...đưa Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh.
 Bấy giờ, Hoan Châu là vùng đất tận cùng phía nam tổ quốc, còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vùng đất rộng, dân cư thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt lại thường xuyên bị các lân bang như Champa, Chân Lạp...quấy nhiễu. Trước tình hình ấy, nhà Lý đã nhiều lần cử các vị quan có kinh nghiệm tới để cải thiện tình hình nhưng không mang lại kết quả.
Năm Càn Phù Hữu Đạo thứ 3 (1041), Lý Nhật Quang nhận chiếu đi làm Tri châu ở trấn Nghệ An. Ông cho thi hành nhiều chính sách tốt được nhân dân mến mộ và nể phục như: giảm thuế cho dân, hướng dẫn nhân dân trồng trọt, khai hoang, trị thủy, kết giao với các nước lân bang... Trong thời gian 16 năm làm Tri châu ở Nghệ An, Uy Minh Vương vừa quan tâm sản xuất, củng cố quân đội, vừa thực hiện chủ trương của triều đình, ông cho lập nhiều đền, chùa để giáo hóa nhân dân theo đường phục thiện.
 Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng đã sống hết mình vì nhân dân, sau khi ông mất, dân chúng đã tôn ông lên làm Thành Hoàng, làm đại phúc thần của cả Châu, các chốn hồi ty ở trong châu đều lập đền thờ ông.
Tại đền Gám, trước đây cũng có long ngai, bài vị thờ ông, nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân nên long ngai và bài vị  của ông đã không còn nữa. Trong bản cúng tế của làng Kẻ Gám năm 1916 (theo nguyên văn chữ Hán) còn lưu lại vẫn ghi vị hiệu của ông là “Tả Khánh Khuông Quốc Mục hoang anh dũng dũng phù hữu hiển trung uy linh minh trí tả đông chính Tam Tòa Đại Vương”.
* Tứ Vị Thánh Nương:
Tứ vị Thánh nương là thái hậu và hai con gái cùng nhũ mẫu của vua nước Nam Tống, Trung Quốc. Năm 960, đại thần hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn lập nên nhà Tống, gọi là Bắc Tống, đống đô ở Biện Kinh. Năm 1127, Biện Kinh bị nhà Kim đánh bại, lập nên nước Nam Tống đóng đô ở Lâm An – Hàng Châu. Đến năm 1234, Nam Tống bị quân Mông Cổ tấn công, vua Tống đêm theo một số binh lính và gia quyến lên thuyền trốn ra biển. Nhưng khi ra biển thì đoàn thuyền gặp bão và bị đánh chìm. Thái hậu của vua Tống là Dương Nguyệt Quả và hai con gái của bà là Triệu Nguyệt Khiêu/Hương cùng một người nhũ mẫu trôi dạt vào bờ biển Cửa Cờn cạnh một ngôi chùa, được một vị sư trụ trì chùa chăm sóc hết lòng. Một thời gian sau, mẹ con thái hậu khỏe mạnh và trở lại vẻ đẹp như xưa khiến chô vị sư động lòng muốn tư thông nhưng bị cự tuyệt. Sư thấy xấu hổ nên đã nhảy xuống biển tự vẫn. Mẹ con thái hậu thấy thế mà than rằng : “chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà chết, sao nỡ yên tâm” . Nói rồi ba mẹ con thái hậu và bà nhũ mẫu cùng nhau nhảy xuống biển. Thi hài họ trôi dạt vào cửa Càn Hải xã Quỳnh Phương – Quỳnh Lưu và dân làng Hương Cần, Quỳnh Lương thương xót đã chôn cất và lập thảo am để thờ cúng, từ đó gọi là “Tứ vị Thánh nương”.
Năm Hưng Long thư 20 (1312), vua Trần Nhân Tông thân chinh đi đánh  Chiêm Thành. Khi đang nghỉ ngơi tại Cửa Cờn, ban đêm vua đã chiêm bao thấy thái hậu Dương Nguyệt Quả báo rằng: ‘ Thiếp là cung phi nhà Tống, vì giặc bức bách, lênh đênh sóng gió trôi dạt vào đây. Thượng đế sắc phong thần đã lâu, nay xin giáng công thánh thượng đi đánh giặc”. Vua tỉnh dậy hỏi ra sự tình, liền cho quân mua lễ vật tới đền kính lễ. Sau khi tế lễ ở đền, vua cho quân tiến thẳng tới thành Trà Bàn và dành thắng lợi vể vang. Sau khi rút quân về TLong vua Trần hạ lệnh gia phong cho Tứ vị là: Quốc gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương” và cho nhân dân xây đền quy mô và rộng rãi hơn.
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, khi đi ngang qua Cửa Cờn, vua ghé vào đền dâng hương và sau đó vua đi đánh Chăm pa dành thắng lợi. Sau khi đánh thắng giặc trở về, vua đi qua Cửa Cờn về cửa biển Thanh Hóa, bỗng sóng gió nổi lên, cuốn thuyền buồm quay trở lại cửa Cờn, ngay dưới chân đền. Vua liền hạ lệnh tiến hành lễ tạ, thăng thêm phẩm trật, cho khắc tượng và dựng thêm tòa thờ cho Tứ vị Thánh
Từ đó, tiếng tăm về sự linh ứng của Tứ vị Thánh nương ngày càng lan rộng, được nhân dân nhiều vùng kề sông cận biển tôn làm Thành Hoàng. Vùng đất Kẻ Gám cũng là nơi có dòng sông Dinh đi qua nên Tứ vị Thánh nương được nhân dân rước về phối thờ tại đền.
             2.3.Chùa Gám:
Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được nhân dân xây để thờ phật. Theo cách bố trí trong chùa thì chùa Gám thuộc trường phái đại thừa (cỗ xe lớn - hư không, to lớn phi thường, siêu việt thế gian với thiên, nhân, a-tu-la, và khởi phát, hư không to lớn đủ chỗ dung nạp vô lượng vô số chúng sinh).
(Đại thừa: xuất hiện từ thế kỉ 1 trước hoặc sau công nguyên, bắt nguồn từ Ấn Độ. Tên gọi đại thừa là do tính đa dạng của của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Hình tượng tiêu biểu của đại thừa là Bồ Tát. Tiểu thừa và đại thừa đều bắt nguồn từ Phật thích ca, Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ, từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới nhưng khác nhau ở sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng).
* Thích Ca Mậu Ni:
Theo truyền thuyết, Thích Ca Mậu Ni là hậu duệ của vương tộc Cam Già nổi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại. Phụ thân của ngài là Tịnh Phạn Vương – quốc vương của nước Ca Tì La Vệ ( nay nằm ở phía nam là Nê Pan, tiếp giáp với Ấn Độ), mẫu thân là Hoàng Thái Hậu Ma Gia. Thích Ca Mậu Ni giáng thế ngày 8.4 năm thứ 26 đời vua Chiêu Vương nhà Chu (khoảng 565 TCn) tại khu vườn Lâm Tì Ni và được vua đặt tên là Hoàng tử Tất Đạt Đa
Khi Tất Đạt Đa sinh ra có rất nhiều điềm lạ “ trên trời, dưới đất đều rung chuyển và có ánh sáng chiếu khắp 10 phương. Có 9 con rồng xoắn phun nước tắm cho ngài, các vị vua cai quản 33 tầng trời cùng thiên thần hòa nhạc tung hoa. Ngài có 32 tướng lạ như: trên đầu có thịt gồ lên, mặt tròn như vành nguyệt, ở dưới trán có hai lông mày giao nhau, có nốt thịt gọi là bạch ngọc hoàn, mũi cao, mắt xanh và sáng quắc, miệng rộng tai dài và dày, ngực đầy đặn có ngấn chữ Vạn”.
Là thái tử của một vương quốc, Tất Đạt Đa đã chứng kiến những hình ảnh tàn khốc, vô tình, bạc nghĩa trong xã hội, mọi người phải chịu những khó khăn, khổ sở của sinh lão, bệnh, tử. Ngài đã từ bỏ cuộc sống sung túc, xuất gia tu hành, mong muốn tìm được sự giải thoát về mặt tinh thần. Năm 29 t ngài quyết tâm xuất gia tu hành khổ hạnh, tự dùng nhiều thế đau đớn, nhọc nhằn để dày vò thân thể cầu mong được giải thoát. Suốt 6 năm, ngài chỉ ăn một hạt gạo, hạt kê nhưng đã không tìm thấy được đạo. TDĐ đến gốc cây Bồ Đề Già Đa trong rừng ngồi vắt chéo chân lên nhau và nhập vào thế giới thiền định. Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh lặng vứt hết mọi thứ, cuối cùng trí tuệ của ngài đã được khai sáng, giác ngộ và ngài được giải thoát năm ngài 35t. Từ đó, ngài bắt đầu truyền giáo, lần thuyết pháp đầu tiên gọi là “sơ chuyển pháp luân” (bắt đầu chuyển bánh xe gấp).
Vào lúc 80 tuổi, trong một lần đi giáo hóa gặp mưa nên ngài đã ngã bệnh nặng. Ngài đi đến khu rừng cây rậm rạp ỏ ven sông để dưỡng bệnh. Ngài nằm nghiêng, đầu hướng về phía bắc, cánh tay phải duỗi thẳng xuống, tay trái chống đàu và nằm nghỉ. Vào nửa đêm, ngài đã trút hơi thở cuối cùng. Ngài nhập niết bàn.
Sau khi ngài tịch diệt, thi thể của ngài được hỏa thiêu, những viên xá lộ của ngài được đệ tử chia làm 8 vạn 4 nghìn phần để thờ ở 8 vạn 4 nghìn ngọn tháp khắp đất nước Ấn Độ. Những lời thuyết pháp của ngài được tập hợp thành những bộ kinh và được truyền bá rộng trên thế giới, đặc biệt là các nước phương đông.
* Tam Thế:
Tam thế phật còn có tên đầy đủ là “tam thế thường trụ diệu pháp thân”(tam thế: quá khứ, hiện tại, tương lai; thường trụ: tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, không sinh, không diệt, không thay đổi; diệu: đẹp, sáng, sạch, tinh tế.. thoát khỏi phiền não; pháp thân: là cái thân chân thật, cái đạo thế pháp tính ) – Pháp thân chân thật, đẹp đẽ của đức phật ở cả 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, tồn tại vĩnh hằng, không phụ thuộc vào thế giới hữu hình, thời gian, không gian. Thuyết tam thế là một trong những nền móng lý luận của thuyết “nghiệp báo luân hồi của phật giáo”.
* Quan Thế Âm:
Quan Thế Âm tên chữ phạn là Avalokilesvara – nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh đau khổ trong cuộc đời để cứu vớt. Trong các vị bồ tát, Quan Thế Âm là vị mang nhiều hình tượng nhất và có lẽ được sùng bái nhất, phổ biến nhất trong điện thờ phật giáo. Với pháp lực quyền uy mạnh mẽ, vô lượng vô biên, thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm có thể hóa thân thành rất nhiều thân hình khác nhau để thích ứng với mọi hoàn cảnh để giúp đỡ mọi người tránh mọi khổ đau. Tượng quan âm nhiều tay (8, 12, 18, 22, 24...) đều được gọi là quan âm thiên thủ thiên nhãn. Ở nước ta có các dạng quan thế âm phổ biến là: Quan Thế Âm Chuẩn Đề, Quan Thế Âm Tọa Sơn, Quan Thế Âm Tống Tử...
Tại chùa Gám, hiện nay chỉ còn tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề với 24 tay, là một hình tượng nữ nhân của Avalokilesvara, là chuẩn đề phật mẫu – mẹ của chư phật của 700 nghìn vị phật.
2.4.Sự kiện lịch sử:
Đền, chùa Gám là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian (thờ các vị thành hoàng), tĩn ngưỡng tôn giáo (thờ phật và các chư vị bồ tát) của một vùng dân cư rộng lớn. Hàng năm, tại di tích thường diễn ra các ngày lễ trọng đại như:
+ Ngày 15.1/15.2/15.7, làng tổ chức lễ cúng chúng sinh, cầu siêu cho những vong linh không nơi nương tựa tại đền và chùa. Lễ cúng long trọng nhất vào ngày 15.7 hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Tục cướp rằm (ai cướp được nhiều quà thì sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm).
+ Ngày 15.4 là ngày lễ phật đản, được dân làng tổ chức rất quy mô không chỉ thu hút được đông đảo bà con phật tử trong làng mà còn thu hút được rất nhiều du khách thập phương về dâng hương.
+ Ngày 15.11, lễ cúng thần nông, lễ xuống đồng cày cấy cho năm sau.
Trước đây đền, chùa thường tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Nhân dân trong các làng đua nhau đi hội. Lễ rước kiệu, rước ngựa từ các đền chùa, đình được thực hiện chu đáo và trang nghiêm. Sân đền, chùa vào các ngày lễ lớn, thường đầy đủ sắc màu, cờ phướn. Ban tổ chức biểu diễn văn nghệ như múa rối khô, hát tuồng,... Ban ngày làm lễ tế thần, các quan viên chức sắc và nhân dân địa phương dâng hương, tiến lễ...Ngoài phần lễ, nhân dân già trẻ, trai gái trong lang còn nô nức trẩy hội, đua tài, tham gia các chơi như kéo co, đấu vật, chọi gà,cờ người...Nhưng sau cách mạng tháng 8, do nhiều nguyên nhân nên nghi lễ dần bị mai một, chỉ còn tồn tại trong kí ức của các cụ già trong làng.
Trong chiến tranh, đền – chùa trở thành địa điểm hoạt động cách mạng.
+ Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Thành đã nổi dậy đấu tranh đòi cường hào địa chủ ở các làng, xã phủ huyện giảm sưu thuế, trả lại ruộng đất cho dân cày... Đêm ngày 6 rạng ngày 7.11.1930 dọc đường quốc lộ 7, tỉnh lộ 538 cờ đỏ, búa liềm, lần đầu tiên xuất hiện, quần chúng nhân dân các làng tập trung kéo về địa điểm đã định. Khi đoàn người mang theo cờ đỏ búa liềm, gậy gộc, giáo mác..., đi qua chợ Gám, cùng hợp với đông đảo nhân dân tổng Quan Hóa tại đền, chùa Gám, rồi đoàn người biểu tình rầm rộ tiến về lị sở huyện tranh đấu.
+ Tháng 12.1947, chi bộ Đảng xã Quan Hóa được thành lập tại nhà thờ dòng họ Thái Duy, (trước kia thuộc Xuân Thành, nay thuộc xóm 5 xã Tăng Thành). Sau khi thành lập, chi bộ đã chọn đền, chùa Gám làm nơi tổ chức hội họp.   
+ Năm 1965, chiến tranh chống Mĩ bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, đền Gám, chùa Gám trở thành nơi làm việc của Đảng uy, Ủy ban nhân dân xã Xuân Thành.
+ Năm 1967 – 1969, đền Gám, chùa Gám, trở thành trạm giao liên, nơi trung chuyển sức người, sức của phục vụ cho chiến trường miền nam.
+ Năm 1972 – 1990, đền Gám được dùng làm trụ sở ủy ban hành chính xã, bái đường chùa được dùng làm hội trường của xã Xuân Thành
+ Năm 1991 – 2006, Ủy ban xã Xuân Thành chuyển trụ sở làm việc trong cơ sở mới. Đên, chùa Gám trở lại chức năng như ban đầu, là nơi phục vụ văn hóa tâm linh của quần chúng nhân dân Kẻ Gám và du khách thập phương.
3. Khảo tả di tích:
3.1.Địa lý cảnh quan:
Đền, chùa Gám tọa lạc trên một khu đất rộng 443 m2, tại làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Di tích quay về hướng tây nam (hướng nam tượng trưng cho màu đỏ, chứa đầy sinh lực, mát me và cũng là hướng của thiện tâm trên nền tảng trí tuê, hay lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam; hướng tây mang yếu tố âm, đối lập mặt đền là dương; hướng tây nam tạo ra sự hòa hợp về âm dương, tạo cảm giác vị thần đang yên vị), trước mặt và bên phải đền là cánh đồng Cồn Mồ, Cồn Trang xanh tốt. Xa hơn nữa là lèn Hai Vai (núi Di Lặc) như bức bình phong che chắn cho đền, phía sau có núi Phượng Lĩnh (núi Gám) làm chỗ dựa, bên cạnh – phía Đông đền là khu dân cư sinh sống.
3.2.Các hạng mục kiến trúc:
a.Đền Gám:
Đền Gám trước đây là một công trình kiến trúc và bề thế được thiết kế bao gồm 3 tòa: Thượng – trung – hạ điện tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng đến nay, theo dấu ấn của thời gian cùng với sự tàn phá của thiên tai, bão lũ, chiến tranh mà di tích đã có nhiều thay đổi về mặt cảnh quan. Các công trình chỉ còn lại nhà bái đường (nhà trung điện) và nhà hậu cung (thượng điện), được nhân dân sắp xếp theo kiểu chữ Đinh, với diện tích là 105m2 và được bao bọc bởi hàng rào kiên cố.
 Cổng đền:
Cổng đền được dựng bởi hai cột trụ bằng gạch và vữa tam hợp, hình vuông (cạnh: 0.40x0.40, cao: 2.5, rộng: 2.2), trên đầu cột đắp hình búp sen, bệ cột xây gờ chỉ giật cấp. Mặt trước có hai câu đối bằng chữ hán:
          T: Thiên niên hương hỏa giang sơn cựu
          P : Vạn cổ lâu đài chế độ tân
Dịch: Nghìn năm hương hỏa giang sơn cũ/ Đến nay vẫn còn đó lâu đài xưa.
Nối hai cột là hệ thống tường dích dắc, chạy thẳng vào tường hồi nhà bái đường tạo ra một khoảng sân nhỏ phía trước, tách biệt với khoảng đất rộng bên ngoài. Trước sân đền xây một tắc môn bằng vữa tam hợp để đặt một bát hương đá cổ, trang trí hoa văn đẹp. Bên phải, bên trái sân đều trồng hai cây phượng.
Nhà bái đường:
Bái đường có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, mang kiến trúc tiêu biểu thời Nguyễn với s: 57.12m2. Nhà được xây trên nền cao hơn với mặt sân là 0.2m, xung quanh nền nhà có bỉa vây bằng những viên gạch thẻ và vữa tam hợp, nền nhà lát gạch nung đỏ sẫm. Nhà bái đường gồm 3 gian, 4 vì kèo, xây kiểu tường hồi bit đốc, lợp ngói âm dương, hai bờ nóc làm theo kiểu hoa văn vân mây cách điệu. 
Hai vì được liên kết với nhau bằng hệ thống xà, kẻ, cột tạo nên một bộ khung nhà vững chãi. Phía trên tiếp giáp với câu đầu là hai thanh rường cụt và trụ trốn sắp xếp theo kiểu chồng rường kết hợp với rường con cung (rường bụng lợn) tạo thành hai điểm đỡ hoành mái và thượng lương. Các thanh rường được chạm khắc hoa văn hình đầu rồng kết hợp với trụ trốn khắc chữ thọ cách điệu. Hệ thống hoành phân kiểu “thượng tứ, hạ tứ” đặt trên các thanh kẻ làm cho nội thất lòng nhà sáng, rộng và cao ráo.Trước nhà hạ điện mở 3 cửa, mỗi cửa có hai cánh làm theo kiểu pano hiện đại mới được nhân dân đưa vào. Trên ván gió cửa chính có khắc ghi niên đại tu tạo của đền là “Mậu thìn Bảo Đại tu tạo nguyệt dương, thoan công nguyệt trọng” (dịch: Bảo Đại (1928) tháng ba tiến hành tu tạo, giữa tháng 8 hoàn thành).
+ Nghệ thuật điêu khắc và trang trí:
Kiểu nhà tứ trụ, có kết cấu khung gỗ chịu lực, được làm bằng gỗ lim, với hệ thống cột, nối kết vì kèo, xà, hạ bằng kỹ thuật lắp ghép mộng truyền thống làm cho khung nhà chắc chắn, thoáng mát, có giá trị về mặt sử dụng. Hai đầu bờ nóc, bờ giải được đắp hoa văn hình hoa cách điệu. Các xà, hạ, kẻ....được chạm các họa tiết hoa văn, các đề tài đa dạng sinh động, với những nét chạm công phu, cẩn thận, tỷ mỉ từng chi tiết nhưng phóng khoáng, bay bổng như “tứ linh”, “tứ quý”... tạo cho hệ thống xà, hạ và các điểm chuyển tiếp của kết cấu được thanh mảnh và nhẹ nhàng. Phía đốc đầu, trên ván mê của hệ thống vì kèo được chạm khắc hinh hổ phù ngậm chữ thọ đang chầu về bàn thờ công đồng. Mặt hổ phù đầy nét dữ tợn, mắt sáng, hai chân giang rộng, làm tăng thêm sự uy quyền cũng như sự linh thiêng cho di tích.
+ Bài trí nội thất:
Nhà bái đường chủ yếu là nơi hành lễ của khách thập phương nên cách bài trí đơn giản. Ở gian giữa đặt một hương án cổ sơn son thiếp vàng làm bàn thờ công đồng. Quanh hương án trang trí hoa văn trạm trổ độc đáo với nhiều mảng hoa văn khác nhau. Lớp trên cùng là hình lưỡng long chầu hổ, lớp giữa là đôi chim phượng chầu mặt trời, dưới cùng là 3 mặt hổ phù lớn được đặt xen kẽ bởi các hoa văn, họa tiết tùng, cúc, trúc, mai,.... Tất cả được phủ thêm lớp thếp vàng óng ánh tăng thêm sự bề thế trang nghiêm.
Trên hương án đặt một mâm ngũ quả lớn và hai mâm hòng nhỏ, bình hoa, chân đèn gỗ đều được sơn son thếp vàng. Trước hương án đặt một bàn thờ gỗ với hai mâm chè, một mâm cỗ bằng gỗ, hai bát hương sứ. Trên xà hạ gian giữa treo một bức đại tự (thông minh chính trực), trước hai cột cái gian giữa treo đôi câu đối ( Linh phù Việt địa trung hưng thánh/ Uy trấn Nam vương thượng đẳng thần – Thánh trung hưng linh phù đất việt/ Uy động Nam vương thượng đẳng thần).
Hai bên hương án đặt hai con ngựa gỗ sơn màu đỏ thẫm, có đầy đủ đai, yên ngựa, chân ngựa được lắp bánh xe gỗ.
Gian trái (từ trong) đặt hai chiếc kiệu Bành sơn son thếp vàng, với nhiều chi tiết hoa văn đẹp. Đây là hai hiện vật quý còn nguyên vẹn được giữ tại đền với đầy đủ đòn – đế - bành kiệu. Đòn kiệu (đòn Rồng) được thể hiện thành hình con rồng đầu ngẩng cao, mắt nồi to, mũi phình ra, miệng ngậm hạt trân trâu với các đường nét trạm trổ thanh thoát, đuôi uốn cong mềm mại, uyển chuyển. Đế kiệu được trang trí xung quanh bằng hình hổ phù, cúc dây, bốn chân được thiết kế kiểu chân quỳ. Bành kiệu, ba mặt được chạm khắc trang trí các đề tài tứ linh, phía sau lưng kiệu là cảnh “long ẩn vân, cá chép hóa rồng” kết hợp chim phượng và lân mã bao phủ toàn bộ phần lưng kiệu, tạo cảm giác uy nghiêm nhưng không kém phần mềm mại (gian phải trống).
Nhà hậu cung:
Nối bái đường với hậu cung là hệ thống mái nối mái kết hợp hệ thống máng nước che  kín khoảng cách giữa hai nhà. Đây là phong cách điển hình của kiến trúc nguyễn gọi là “trùng thiềm điệp ốc”.
Nhà hậu cung có 2 gian, 3 vì, 2 hồi, mặt trước thông với bái đường (không có cửa), ba mặt xung quanh thưng ván, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc thẳng có đắp nổi hình hổ phù đơn giản nhưng rất sắc sảo. Phần hồi mặt ngoài đốc nhà phía bắc đắp nổi mặt rồng cuộn mây, hai chân rồng xoải ra ôm toàn bộ phần đốc, kết hợp với các hình tượng của mái, làm tăng thêm vẻ đẹp mềm mại và sự linh thiêng cho di tích.
+ Kết cấu kiến trúc:
Kiểu nhà tứ trụ có kết cấu kiểu vì kèo theo kiểu “thượng giao nguyên hạ kẻ chuyền”, khung nhà bằng gỗ lim, nối với các vì kèo là hệ thống xà hạ, bào nhẵn, đóng bén, chắc khít, các chân cột được kê trên các tảng đá xanh to. Nền lát gạch nung đỏ. Bốn góc mái là 4 cột hiên to khỏe bằng vữa tam hợp.
+ Bài trí nội thất:
Nhà hậu cung là nơi thờ chính của dền, phần lớn đồ tế khí đều được tập trung ở đây. Hệ thống bàn thờ được sắp xếp theo chiều dọc, chia làm hai cấp từ thấp lên cao:
- Bàn thờ cấp cao nhất là nơi hương án lớn, sơn son thiếp vàng. Trên hương án đặt long ngai và bài vị của thần CS, CC. Quanh long ngai chạm khắc hoa văn, rồng chầu mặt nguyệt, long mã..., tay ngai chạm khắc đầu rồng rất tinh xảo. Hai bên long ngai đặt 2 con hạc gỗ đang chầu, trên bài vị có đội mũ cánh chuồn. Che trên hương án là hai chiếc lọng vải lớn màu vàng tạo sự trang nghiêm nơi thờ phụng. Trên bài vị có ghi “Bản xứ Cao Sơn, CC, gia phong linh thánh thống lĩnh thần vũ, thông minh nhuệ trí, tái gia phong đức phòng lưu anh liệt, dương vũ thành hoàng đại vương, gia tặng Tinh đôn tinh tái gia tặng hùng tuấn, tái gia tặng trác vị thượng đẳng thần, tái gia tặng dực bảo trung hưng thượng đẳng thần”.
- Bàn thờ cấp thứ hai được sơn màu đỏ, phía trước trang trí 3 mặt hổ phù, phía trên đặt một lư hương và một giá đựng bản chúc văn sơn son thếp vàng, một long ngai (không có bài vị), tay ngai đầu, quanh long ngai chạm khắc hoa văn rồng chầu mặt nguyệt, rồng xoắn, long mã...
b.Chùa Gám:
Chùa Gám xưa, phía trước có cổng tam quan xây bằng vữa tam hợp có ghi các câu đối, tiếp đến là khoảng sân đất phía trong còn có thêm Nghi Môn được làm theo kiểu nhà chồng diêm, bố cục theo kiến trúc chữ khẩu còn nguyên vẹn như ngày nay. Ngoài ra, trước sân còn có nhiều cây cổ thụ như xoài, trôi, gạo, muỗn... Cho đến những năm đầu thập niên 90 do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cây cổ thụ cũng như không gian của đền bị tàn phá.
 Sân chùa:
Sân chùa là một khoảng không gian rộng, bằng phẳng, có diện tích 1000m2, được chia làm hai lớp. Lớp ngoài cùng là sân đất, lớp trong giáp với nhà bái đường chia thành nhiều ô vuông làm bằng vữa tam hợp. Giữa sân trồng một cây trôi lớ, bên trái là cây thị hàng trăm năm tuổi. Trước sân vẫn còn dấu tích của ao sen.
Nhà bái đường:
Nhà bái đường được xây cất bằng gỗ lim, gạch, ngói, vữa tam hợp với 5 gian, 4 vì, tường bít đốc. Hệ thống khung gỗ được liên kết với nhau bằng các sàm mộng tạo sự chắc, khít cho ngôi nhà. Nền nhà cao hơn sân, lát gạch đất nung đỏ, chia thành 3 cấp. Các cấp được xây vỉa bằng gạch thẻ và vữa tam hợp. Mái lợp ngói âm dương, hai dầu bờ nóc đắp  hoa văn hình học, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu tấm biển “chí linh tự”.
Phía trước bái đường là hệ thống thượng song hạ bản gồm 12 cánh được sơn đỏ. Phía sau để trống tạo sự liên kết giữa hai nhà tả vu và hữu vu, sân trung thiên.
Trên đinh hai bên cột hiên phía trước được trang trí hình búp sen và có nhấn hai câu đối chữ hán kiểu chữ chân phương:
+ “Phượng sơn tây phục hướng minh đường/ Dinh thủy đông hồi nhiêu quang vụ - Phía tây núi Phượng Sơn (núi Gám) hướng về chùa/ Phía đông sông Dinh hồi về uốn khúc”.
+ “Á vũ âu phong kim thế giới/ Từ bi khổ cứu thiện quần sinh – Mưa gió thuận hòa vạn vật sinh sôi/ Từ bi cõi Phật cứu muôn loài”.
Bộ khung chịu lực của nhà bái đường làm bằng gỗ lim, hình thành trên cơ sở các cột cái, cột quân, cột hiên các bộ vì và các cấu kiện khác (xà, mộng, sàm), kiểu “thượng giao nguyên, hạ kẻ chuyền”.
- Nghệ thuật điêu khắc:
Một nét khá độc đáo của công trình này là hệ thống mảng chạm khắc ở bộ phận ván ấm hay còn gọi là ván gió phía trước nhà bái đường. Kéo dài suốt năm gian là cac mảng chạm lọng với nhiều hình nổi cao thấp, gồm nhiều đồ án, mô típ hoa văn trang trí như: rồng, phượng, cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng... Đặc biệt trước ván ấm gian giữa được trang trí mặt rồng lớn như mặt hổ phù, khuôn mặt dữ tợn, hai chân giang rộng, mắt sáng, miệng ngậm chữ thọ. Xen vào các linh vật là thấp thoáng hình ảnh sinh hoạt của con người (thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh, chơi đàn trên mây, trúc lâm thất hiền, nam sơn tứ hải, sĩ nông công thương...). Những cảnh này rất hiếm được trạm khắc ở chùa song lại phổ biến ở các đình làng thế kỉ XVIII, dường như ván ấm này được giữ lại qua rất nhiều lần trùng tu.
Các mảng chạm khắc ở mặt ngoài phía trên ván ấm nhà bái đường được bố trí như sau:
+ Gian thứ nhất: trên cùng chạm trổ hình tứ linh, ở giữa là hoa văn họa tiết và hình ảnh “các vị tiên đang chơi đàn trong mây”.
- Gian thứ hai: là mảng chạm khắc nổi diễn tả cảnh “trúc lâm thất hiền” và “Nam Sơn Tứ Hải”.
+ Gian thứ ba: chạm mặt rồng lớn, mắt to, sáng, hai chân giang rộng, vẻ mặt dữ tợn như muốn răn đe kẻ xấu và tạo cảm giác linh thiêng cho di tích.
+ Gian thứ tư: diễn tả chốn bồng lai tiên cảnh với các hình ảnh lâu đài, cung điện thấp thoáng trong mây tạo cảm giác không gian di tích như đang nằm trong ranh giới giữa cõi thực và mơ.
+ Gian thứ năm: chạm khắc các hình rồng nổi, cuộn vào nhau nhưng một số mảng đã bị hỏng.
+ Phía dưới hệ thống ván ấm là xà hạ được các nghệ nhân xưa khéo léo đưa vào các hình tượng lưỡng long chầu nguyệt xen kẽ với hình tượng phượng ngậm thư đang giang đôi cánh rộng, cá chép hóa rồng... với nghệ thuật trạm bong kênh, các con vật linh thiêng được thể hiện rất sinh động.
+ Hai bên xà nách phía ngoài nhà bái đường được trang trí cảnh sỹ, nông, công thương một bên và bên kia cảnh thầy trò đường tăng đi tây trúc thỉnh kinh.
Hệ thống mảng chạm khắc ở nhà bái đường được thể hiện rất sinh động, tỷ mỉ, mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn và được trang trí rất cân đối. Bên cạnh những con vật linh thiêng lại thấp thoáng hình ảnh con người làm cho di tích trở nên gần gũi hơn với con người và thiên nhiên.
+  Bài trí nội thất:
Nhà bái đường là nơi hành lễ của các phật tử nên nội thất ở đây cũng được bài trí rất đơn giản nhưng khá đầy đủ.
- Gian giữa đặt một hương án chia làm hai tầng, sơn màu đỏ. Trên hương án tầng thứ nhất đặt một lư hương bằng gỗ có trạm trổ hoa văn tinh xảo. Trên cùng đặt tượng “Cửu long” hay còn gọi là tượng Thích ca sơ sinh bằng gỗ mít. Tượng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất như muốn nhắc nhở chúng sinh từ bỏ cái cá thể để nhập vào cái đại ngã trường tồn “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”, áo Phật trang trí hoa văn mây vàng óng ánh, vây quanh là chín con rồng đang phun nước tắm cho phật. Tượng được sơn son thếp vàng, bệ chia làm ba cấp, bố trí dật góc tạo sự vuông vắn, chắc chắn.
- Hai bên gian tả, hữu đặt hai pho tượng hộ pháp được đắp bằng vữa tam hợp, cưỡi trên lưng sư tử xanh với thân hình cao lớn, quắc thước. Tượng được trang trí với bộ áo giáp của võ tướng bó sát người, để lộ những đường nét vạm vỡ của cơ thể tạo nên một khối sức mạnh (trong phật pháp chiếc áo này gọi là áo “nhẫn nhục”, đầu đội mũ kim khôi. Trong hai vị, một vị cầm long đao là vị trừng ác, một vị cầm ngọc tỉ gọi là vị khuyến thiện. Phía trước tượng là một lư hương và một mâm chè gỗ.
Sân trung thiên và nhà tả vu, hữu vu:
Nối giữa nhà bái đường và nhà hậu cung là hai dãy nhà tả vu, hữu vu và sân trung thiên:
 + Nhà tả vu, hữu vu: có cấu trúc đơn giản, được cấu tạo bởi hai cột chính và hai vì kèo, kết hợp với hệ thống tường tạo thành bộ khung nhà đỡ mái. Mái lợp ngói âm dương, bờ nóc được điểm xuyến hình mặt nguyệt có hoa văn cách điệu kết hợp với giật góc ở phía hai đầu mái tạo thêm sự nhẹ nhàng, chắc chắn cho bộ mái. Nền nhà lát gạch nung đỏ sẫm, giữa nhà đặt hai hương án thờ bằng gỗ, trên đặt hai lư hương cổ và một mâm chè, (nhà tả vu đặt bát hương bằng gỗ, nhà hữu vu đặt bát hương bằng đá) phía trên treo bức tranh quan âm Nam Hải.
+ Sân trung thiên: lát gạch vuông Bát Tràng. Giữa sân có một bể cạn được làm bằng vữa tam hợp để đựng nước mưa. Hai bên bể nước là hai cây Vạn Tuế lâu năm. Khoảng sân trung thiên góp phần vào việc tạo thêm ánh sáng cho nhà bái đường và thượng điện, đồng thời giảm độ ẩm làm tăng sức bền cho vật liệu cũng như tạo mĩ quan cho di tích.
Nhà hậu cung:
Nhà hậu cung là nơi thờ Phật Tam Thế và chư vị Bồ Tát. Đó là tòa nhà 3 gian, 4 vì, hai hồi văn. Phần mái nhà thượng điện lợp ngói âm dương, nền lát gạch nung đỏ, mặt trước không có cửa, ba phía xây tường bao, bờ nóc đắp thẳng, hai bờ dải tạo gờ chạy song song từ nóc xuống với đường nét sắc sảo. Nâng đỡ phần mái và bộ phận khác của hạu cung là hệ thống cột gồm 16 cột (8 cột chính, 8 cột hiên) kê trên đá xanh.
Tuy kết cấu của nhà hậu cung được xây dựng đơn giản nhưng nó đảm nhận được vai trò làm khung chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Mọi kết cấu của ngôi nhà được các nghệ nhân xưa dùng kỹ thuật bào nhẵn, đóng bén, tạo nên phong cách riêng cho chùa, vừa mềm mại, vừa uyển chuyển nhưng cũng không kém phần thanh tao, nho nhã ở chốn cửa thiền.
Nhà hậu cung có kiến trúc kiểu nhà tứ trụ, với kết cấu kiểu vì kèo theo kiểu thượng giao nguyên hạ kẻ chuyền. Toàn bộ ngôi nhà làm bằng gỗ lim được nối kết với các xà, hạ bởi hệ thống mộng sàm chắc, khít.
+ Bài trí nội thất:
Tượng pháp và bàn thờ của nhà hậu cung được bài trí, sắp xếp theo chiều ngang và phân bố đồng đều giữa các gian.
- Gian giữa: đặt bàn thờ chia làm 3 cấp, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao. Trên bàn thờ thứ nhất: lớp dưới cùng đặt một bát hương sứ, hai chân nến đồng và bình hoa..., tiếp sau là tượng Quan Âm Chuẩn Đề (đây là bức tượng đặt thấp nhất và gần gũi với chúng sinh nhất). Quan Âm Chuẩn Đề được làm bằng gỗ mít, có 24 tay, khuôn mặt đầy đặn và nhân từ, đầu đội mũ miên hình lăng trụ đỏ, trước mũ có hình mặt trời quấn lửa, hai bên mũ là hai giải mây, trước ngực đeo tràng hạt mặc áo bào màu lửa vàng thẫm che kín cả hai vai, ngồi trên hoa sen màu đỏ. Bàn thờ cấp thứ hai: đặt tượng Phật A Di Đà và hai tấm ván chạm khắc nổi chân dung Nam Tào, Bắc Đẩu. Tượng A Di Đà mặc áo cà sa màu cánh gián. Phật ngồi theo kiểu kiết già với hai bàn chân được kéo lên chồng lên bắp vế: Thân ngồi ngay ngắn, lưng vuông góc với mặt sàn, mắt nhìn xuống trong thế soi rọi nội tâm. Bệ ngồi của Phật là một khối hình vuông mang ý nghĩa thể hiện sự kiên định của thần phật. Đặt hai bên Phật là hai tấm ván chạm khắc Nam Tào Bắc Đẩu (không còn tượng Ngọc Hoàng). Đây là hai nhân vật chăm lo việc sinh, việc tử cho Ngọc Hoàng ở thế gian. Hai bức chân dung đều mang tư thế ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn sơn màu vàng. Bàn thờ thứ ba: đây là bàn thờ ở cấp cao nhất, đặt tượng Tam thế bằng gỗ mít theo chiều ngang. Tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau đang trong tư thế ngồi tọa thiền trên đài sen, thân hình toát lên những vẻ đẹp tinh tú trong sáng như: Trên đỉnh đầu có gồ thịt hơi cao như búi tóc gọi là “ vô kiến”, nhằm biểu hiện về trí tuệ của phật, đầu có nhiều cụm tóc xoăn biểu hiện cho các vị chư thánh mang sức mạnh trí tuệ, mũi thẳng biểu tượng của chứng nhân quân tử, miệng nở nụ cười nhẹ biểu hiện sự cảm thông và cứu độ chúng sinh, tai to dài biểu tượng cho sự cao quý, mắt nhìn xuống để soi rõ nội tâm chúng sinh, tránh tà kiến, tay phật kết ấn “thiền định” nhằm tạo cho thân nhân không bị tà loạn, ngực có chữ  “vạn” – biểu hiện sự vận động vô hạn của phật lực kéo dài bốn phương. Toàn thân tượng phật có sắc hoàng kim rực sáng được khoác thêm chiếc cà sa bó sát cơ thể, thể hiện sự tĩnh tâm diệt trừ mọi dục vọng. Tất cả những nét đó hợp thành một chỉnh thể hoàn hảo cả về tâm trí lẫn hình hài một đức phật viên mãn an tọa thường trụ nơi đài sen. Hai bên phía dưới bàn thờ đặt hai pho tượng Đức Ông lớn làm bằng gỗ mít, ở tư thế ngồi, hai tay chắp lại dấu sau áo bào đỏ, đầu đội mũ lăng trụ, khuôn mặt đầy vẻ dung dị hiền từ.
- Gian bên phải và bên trái hậu cung: Đặt hai bàn thờ được đắp bằng xi măng, sơn màu đỏ. Bàn thờ bên phải đặt hai bức tượng Đường Tam Tạng bằng sứ mặc áo cà sa tay cầm phương trượng, phía trước có đặt một bát hương sứ. Gian bên trái, trên bàn thờ đặt 3 bức tượng Quan Âm ABT bằng sứ Trung Quốc, ở tư thế ngồi trên đài sen với 3 hình dạng khác nhau, phía trước đặt một bát hương sứ và một bình hoa. Hồi văn bên trái đặt tượng Quan Âm Nam Hải đang đứng trên đài sen với khuôn mặt hiền từ, miệng nở một nụ cười, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải kết ấn tam muội, đầu đội vương miện, khoác trên mình tấm áo bào, khuôn mặt hiền đang nhìn về phía chúng sinh.
4. Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật:
4.1.Giá trị lịch sử:
Đền, chùa Gám là một công trình tín ngưỡng - tôn giáo, là nơi thờ tự và tưởng niệm những vị thần có công với nước, với dân. Đó là các vị thiên thần, nhân thần được nhân dân tôn lên như Cao Sơn, Cao Các; Hoàng  tá Thốn; tứ vị thánh nương; Tam tòa đại vương...,  Đức Phật Thích Ca và chư vị Bồ tát. Những vị thần linh đó đều rất linh ứng, được nhân dân nhiều địa phương thừa nhận, lập vị hiệu, rước và thờ vọng.
Thông qua những tài liệu, hiện vật, những sự kiện lịch sử còn lưu giữ tại đền như câu đối, đại tự, văn tế và vị hiệu, là những căn cứ lịch sử cụ thể, đích thực giúp chúng ta khẳng định những vị thần được thờ tại di tích và sự đóng góp của các nhân vật đó với nhân dân trong quá trình chinh phục tự nhiên. Đồng thời, những hiện vật đó là những di sản quý giá đã gắn với di tích và nhân dân địa phương từ rất lâu đời. Di tích vẫn còn in đậm nét lịch sử văn hóa của quê hương Xuân Thành nói riêng và nhân dân xứ Nghệ nói riêng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giúp chúng ta hiểu sâu hơn về một vùng đất, cũng  như các sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc gắn với di tích. Bên cạnh đó, đến với di tích, ta có thể tiếp cận thêm nhiều sự kiện lịch sử của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
4.2. Giá trị Văn hóa – Nghệ thuật:
a. Giá trị văn hóa vật thể: Qua tìm hiểu và khảo sát di tích, ta thấy đền - chùa Gám là một ngôi chùa có quy mô lớn nhất hiện nay còn lại của huyện Yên Thành. Thông qua các chi tiết về nội dung và kiến trúc nghệ thuật của di tích, chúng ta thấy được sự sáng tạo cũng như tài năng kết tinh từ đôi tay khéo léo của ông cha ta. Giá trị nghệ thuật đáng chú ý nhất là kết cấu của hệ thống vì kèo và bộ khung chịu lực của ngôi đền và chùa, tạo sự thông thoáng, cao ráo cho di tích, đồng thời cũng tiện khi tháo rỡ để sửa chữa. Đề tài điêu khắc trong di tích rất đa dạng và phong phú. Đan xen với các đề tài về cõi phật tu hành như thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh, tây phương cực lạc...là các đề tài dân gian cũng được các nghệ nhân đưa vào một cách khéo léo mà không đối lập với không gian tĩnh lặng của cửa chùa. Phải chăng, giữa cuộc sống trần tục và chốn “cửa thiền” đã có sự tương đồng, gần gũi giữa đạo và đời, giữa mơ và thực...? Thông qua các mảng chạm khắc đó, chúng ta có thể nhận ra nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
b. Giá trị văn hóa phi vật thể: Ngoài những giá trị nêu trên di tích còn để lại cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung những giá trị văn hóa phi vật thể quan trọng. Đền Gám – chùa Gám không chỉ là nơi gặp gỡ thể hiến sự cố kết cộng đồng cũng như để tỏ lòng biết ơn đến những vị thần có công với làng nước, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà đền – chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong làng, đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng, lễ hội làng. Thông qua các hoạt động đó đã phản ánh được truyền thống trọng đạo nghĩa, những phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa - văn nghệ dân gian,...của một vùng quê giàu truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn đến các vị cao niên tiền nhân, ý thức bảo vệ và sáng tạo các di sản văn hóa...
Với những giá trị to lớn của mình, đền chùa Gám đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2008.
5. Trạng thái bảo quản di tích:
Qua nghiên cứu sử cũ, gia phả, bài cúng của làng Xuân Nguyên xưa và một số tài liệu do các bậc cao niên cung cấp, kết hợp với kết quả khảo sát tại di tích và cuộc họp xác minh di tích đền Gám – chùa Gám của các vị bô lão tại địa phương; Căn cứ vào kết cấu kiến trúc của di tích cho thấy:
- Di tích đền, chùa Gám được xây dựng vào giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn (không rõ ngày – tháng – năm nào) gắn với quá trình khai canh khai cơ của một số dòng họ ở một số vùng đất Kẻ Gám xưa (theo tài liệu của ông Hồ Đình Tương, xóm 7 xã Xuân Thành thì di tích được xây dựng năm 1814).
- Lúc đầu, đền – chùa Gám là một ngôi miếu và thảo am nhỏ, được làm bằng gỗ, lợp tranh săng. Đến thời Nguyễn, qua nhiều lần tu tạo, sửa chữa và lợp ngói hoàn chỉnh cho đến ngày nay: Triều Nguyễn năm Giáp Ngọ - đời vua Thành Thái thứ 6 (1894), dân làng đóng góp tiền của, vật chất, công sức để thuê thợ về chạm trổ một số bộ cửa ngoài hạ điện rất công phu và cổ kính; Năm 1909, triều vua Duy Tân thứ 3, dân làng đóng góp tu tạo, lợp ngói hậu cung của chùa, đồng thời làm thêm một số tượng phật (trên lá mái nhà thượng điện còn khắc hàng chữ: Kỷ Dậu trọng đông tu tác quý nguyệt hoàn thành); Năm 1923 (Quý Hợi), tiến hành tu bổ và lợp ngói chùa bái đường, xây dựng thêm hai nhà tả vu, hữu vu nối liền hậu cung với bái đường. Bên cạnh đó, một số câu đối, tượng vôi cũng được làm thêm. (Trên thanh quá giang nhà bái đường còn khắc chữ hán “Hoàng triều Khải Định quý hợi bát niên”); Năm 1928, tiến hành tu tạo lợp ngói hạ điện và trung điện đền(phía trước ván ấm nhà trung điện – nay là hạ điện còn ghi “Mậu thìn Bảo Đại tạo tu nguyệt dương, hoàn công nguyệt trọng – Vào năm mậu thìn thời vua Bảo Đại tháng 3 tu tạo tháng 8 hoàn thành”); Năm Đinh Sửu, triều vua Bảo Đại (1937) nhà chùa đúc thêm một chuông đồng khá lớn; Năm 1948, nhà nghi môn chùa bị gỡ bỏ; Năm 1965, đền – chùa Gám dùng làm cơ sở sản xuất của xã nên giai đoạn này nhiều loại đồ tế khí, sắc phong, tượng...đều bị đốt và thất lạc; Năm 1972 -1990, di tích được dùng làm trụ sở ủy ban xã Xuân Thành, trong giai đoạn này, nhà hậu cung được phá dỡ làm trường học sau này làm nhà kho của xã; Năm 2002 – 2006, Đảng ủy và chính quyền địa phương cùng với nhân dân đã có tiến hành từng bước phục hồi và tôn tạo di tích dưới sự chỉ đạo của ban quản lý di tích – danh thắng để trả lại nguyên trạng như ban đầu để thu hút du khách thập phương.
6. Các hiện vật trong di tích:
Đền Gám, chùa Gám trước kia được lưu giữ được rất nhiều hiện vật đa dạng về chủng loại và chất liệu. Trải qua thời gian với nhiều biến cố lịch sử do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt nên hiện vật của di tích cũng bị mất mát và thay đổi nhiều. Hiện tại đền còn lưu giữ 149 hiện vật (trong đó đền 57 hiện vật, chùa 92 hiện vật).
Trên cơ sở một tiềm năng rộng lớn về du lịch sinh thái, tâm linh của huyện, từ chủ trương của BTV huyện ủy và đáp ứng nguyện vọng khát khao của đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện nhà, ngày 01 tháng 3 năm 2011 UBND Tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 515/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh đền, chùa Gám. Song song với xúc tiến khảo sát lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khu du lịch, Cấp ủy và Chính quyền huyện đã tập trung quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư, đồng thời xin chủ trương để thỉnh sư về trụ trì; Ngày 25 tháng 3 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND-NC về việc chấp thuận phục hồi sinh hoạt Phật giáo tại chùa Gám; Ngày 12 tháng 1 năm 2012 chùa Gám đã chính thức có các nhà sư thộc tông phái Trúc Lâm về nhập tự và trụ trì; Ngày 30 tháng 5 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 1903/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám. Theo đó, khu du lịch sinh thái tâm linh có 5 dự án thành phần bao gồm:
Khu di tích gốc: dự án sẽ mở rộng khuôn viên, nâng cấp, trùng tu khu vực đền, chùa Gám - Chí Linh cũ với các hạng mục như cổng chính, giảng đường, thiền đường nhà ni, chư tôn đức tăng, trai đường, nhà khách, hệ thống bếp kho nhà chùa.
- Khu tâm linh: gồm các hạng mục lớn như Thiền viện trúc lâm, quy hoạch trên diện tích 125 ha, trong đó Thiền viện trúc lâm tăng được bố trí tại đền xanh Gám, phía sau Thiền viện là thắng cảnh hòn đã bạc lớn. Thiền viện trúc lâm ni được bố trí tại sườn núi phía Bắc đền xanh Gám, phía sau thiền viện là thắng cảnh hòn đá bạc nhỏ, trên đỉnh núi Gám là tượng Phật quan thế âm Bồ Tát. Khu vực vườn tháp với nhiều hạng mục như lâm tỳ viên, bồ đề đạo tràng viên, chuyền Pháp luân viên, sa la long thọ viên, bảo tháp viên và tượng đài của quan thế âm Bồ Tát và các chư vị Bồ Tát...
- Khu nghỉ dưỡng sinh thái: Quy hoạch trên diện tích gần 200 ha, trong đó có 38 ha mặt nước với nhiều hạng mục như nhà dịch vụ, nhà đón tiếp, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà đa năng, quảng trường, bãi xe, tháp vọng cảnh, sân chơi thể thao, bơi thuyền, lướt ván...phục vụ lễ hội và nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Dự án cũng triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông chính từ đền, chùa Gám đi xanh Gám và hệ thông giao thông nội bộ, các công trình điện, nước và một số công trình phụ trợ khác của khu du lịch.
- Đền thờ liệt sỹ: Dự án sẽ quy hoạch mở rộng, nâng cấp trên khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ huyện để tôn thờ hương hồn các liệt sỹ về nơi an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
          - Khu rừng đặc dụng: Trên diện tích 200 ha, khu rừng đặc dụng sẽ được quy hoạch, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt các loại gỗ quý hiếm như sưa, gõ, lim, sến, trai, trầm hương... dược liệu quý, thảm thực vật và các loại động vật quý hiếm.
Việc cho lập dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám là một quyết định có tính đột phá để tìm ra hướng đi cho phát triển du lịch của huyện Yên Thành. Làm cho Rú Gám sống dậy, lớn lên ngang tầm với vóc dáng của một danh sơn, nơi hội tụ anh linh của một vùng đất; đây cũng sẽ là điểm nhấn và là động lực phát triển du lịch của vùng quê lúa Yên Thành.
Khu du lịch sinh thái và tâm linh đền, chùa Gám một công trình tầm cỡ Bắc Miền Trung, là niềm vinh dự, tự hào, niềm khát khao cháy bỏng, ước nguyện của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Yên Thành. Khu du lịch sinh thái tâm linh đền, chùa Gám sẽ trở thành một trong những điểm nhấn của quần thể tiềm năng du lịch sinh thái tâm linh của huyện nhà, là điểm nhấn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Từ Trúc Lâm Yên Tử đến Trúc Lâm Yên Thành, như một ngẫu nhiên và triết lý của tạo hóa, chặng đầu đã góp phần khắc đậm dấu ấn tâm linh Việt Nam./.)
Xuân Thành là vùng đất có đồng bằng, có núi, có hồ đập, có sông kênh lạch tự nhiên, xã có những di tích hiện đang còn giữ lại và tôn tạo phát huy giá trị như: Chùa Gám, Đền Gám, Nhà Thờ Họ Lê Trọng, đả được xếp hạng cấp tỉnh. Một số di tích đả được tôn tạo, tu sửa lại như: Đền Rú, Đền Cồn Nông, mộ thờ Công Chúa Trịnh Ngọc Dung, Nhà Thờ Họ Phan Hoàng, Họ Thái Hữu, Họ Thái Duy, Họ Nguyễn Cảnh…  Đền- Chùa Gám, xã Xuân Thành được ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 3727/QĐ- UBND.VX ngày 27/9/2007.
Đây là một trong những di tích nổi tiếng linh thiêng của huyện Yên Thành, đảm bảo các tiêu chí để công nhận là điểm du lịch của tỉnh Nghệ An. Cụ thể như sau:
1.Tên điểm du lịch: Điểm du lịch Văn hóa tâm linh Đền- Chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
          2.Lịch sử và tài nguyên, giá trị nổi bật của điểm du lịch
2.1.Tên gọi: Đền Gám – chùa Gám
Đền, chùa tọa lạc trên vùng đất Kẻ Gám xưa nên người dân ở đây lấy tên là Gám đặt cho di tích (theo tài liệu kiểm kê di tích, lưu tại Ban Quản lý di tích, danh thắng Nghệ An). Đền, chùa Gám còn có tên gọi là đền Xuân Nguyên, Chùa Xuân Nguyên vì hiện nay di tích thuộc làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, di tích đền Gám được xem là lớn nhất vùng Kẻ Gám nên còn có tên gọi là đền Cả. Chùa Gám còn có tên chữ là Chí Linh Tự.
2.2.Nhân vật:
1. Đền Gám:
Theo bài cúng của làng tại đền được viết năm 1916, vị hiệu được ghi lại trong gia phả dòng họ Thái Duy và tìm hiểu cac bậc cao niên trong làng kể và ghi chép lại cho thấy: Đền là công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của làng Kẻ Gám, xây dựng lên để thờ các vị thần có công “hộ quốc, tý dân”, đem lại mưa thuận gió hòa cho nhân dân, giúp dân không bị tai ương. Vị thần được thờ chính tại đền là: Cao Sơn – Cao Các, ngoài ra đền còn thờ Hoàng Tá Thốn, Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương...
* Cao Sơn – Cao Các:
+ Cao Sơn: Cao Sơn tên thật là Cao Hiển (20 tháng 8 năm Bính Ngọ) Quảng Tây, Trung Quốc. Từ nhỏ nổi tiếng thông minh thuộc làu kinh sử. Năm 15 tuổi, mồ côi cha mẹ. Năm 22 tuổi niên hiệu Tống Hưng Ninh đỗ tiến sĩ, được vua Tống tặng thưởng và giữ lại triều đình làm Thừa tướng. Năm 30 tuổi, ông được phong làm thừa tướng kiêm nguyên soái đại tướng quân và được triều đình cử sang trấn thủ nước Nam. Ông nhận chức ở trấn Nghệ An. Trên đường đi ngang qua trang Phúc Bội, huyện Lương Giang, có xứ Bến Tiên, thấy thế đất ở núi Đại Liễu tốt, ông liền cho lập cung đài gọi là Bến Tiền. Từ đấy mỗi khi dân có bệnh tật đến đó làm lễ đều khỏi bệnh. Ông mất năm 103 t, mộ táng tại núi Đại Liễu. Cao Sơn là 1 vị quan có lòng khoan dung độ lượng, hết lòng giúp dân chữa bệnh, sản xuất. Sau khi ông mất, vua Tống phong làm An Nam Quốc Vương và giao cho nhân dân An Nam lập đền thờ ông (từ điển văn hóa – nxb Văn hóa xã hội).
+ Cao Các (6.1.938): người làng Cao Xá, huyện Thọ Xuân, phủ Thanh Đô. Mẹ là Lê Thị Điềm, bố là Cao Trạch. Cao Các thông minh và có sức khỏe phi thường, dung mạo hơn người, được mọi người trong làng gọi là “thần đồng”. Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước hỗn loạn, sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân, Cao Các đã quyết tâm đi gặp Đinh Bộ Lĩnh xin đi đánh giặc. Vua thấy ông có tư chất thông minh, chính trực, giỏi võ nghệ nên đã phong chức Giám nghị đại phu và giao cho đi dẹp loạn. Với tài thao lược, dùng binh, ông đã góp công lớn trong việc giúp vua Đinh dẹp yên được loạn 12 sứ quân, thu non sông về một mối.
Năm 968, sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Cao Các được giao trấn thủ vùng đất An Ninh. Ông thấy đây có phong cảnh hữu tình, dân cư ôn hòa nên ông quyết định cho quân sĩ lập quân. Tại đây, ông tăng cường tổ chức học tập luyện võ nghệ cho binh sĩ, vùa tăng cường công tác phòng thủ vừa hướng dẫn cho nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, chữa bệnh cho dân nghèo và tập luyện võ nghệ cho binh sĩ, giúp triều đình bảo vệ đất nước.
Khi giặc Chiêm Thành đem quân sang quấy nhiễu vùng biên cương nước ta, 1 lần nữa, vua Đinh lại triệu Cao Các về triều và giao cho ông thống lĩnh 5 vạn tinh binh đi đánh giặc. Cao Các đã đánh đuổi được quân giặc ra khỏi bờ cõi và giành thắng lợi vẻ vang. Ghi nhận công lao của ông, vua Đinh đã phong thưởng và giữ lại làm quan nhưng ông đã xin về quê sống cuộc sống an nhàn ở vùng đất An Ninh cho đến khi qua đời. Sau khi ông mất, triều đình nhà Đinh đã cho lập miếu thờ. Đến đời vua Lý Thái Tổ, ông được truy phong “Mĩ hiệu Đại vương”. Các triều tiếp theo gia phong cho ông là “thượng thượng đẳng, tối linh tôn thần”.
 * Hoàng Tá Thốn (15.3.1242):
 Hoàng Tá Thốn tên thật là Hoàng Ngọc Liêu, tự Hoàng minh, húy Thốn
 Tước hiệu: Chàng lại Đại vương tướng quân
 Mĩ hiệu: Tô Đại Liêu
 Hoàng Tá Thốn sinh tại thôn Vạn Phần, nay thuộc xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong 1 gia đình làm nghề chài lưới, cha họ Hoàng (không rõ tên), mẹ họ Trương, Gốc ở Lý Trai nay thuộc xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu. Từ nhỏ ông đã khỏe mạnh, lớn lên lại có sức vóc hơn người, có tài bơi lội, giỏi võ nghệ.
 Năm 1258, khi quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta, nhà Trần đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” nhằm đưa ra kế sách đúng đắn và kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân giặc, giữ vững độc lập cho nước nhà. Đáp lại lời kêu gọi đó, Hoàng Tá Thốn đã từ giã quê hương ra TLong nhập vào đội quân thủy chiến của nhà Trần. Nhờ có tài bơi lội, sức khỏe phi thường và lòng dũng cảm, mưu trí ông đã lập được nhiều chiến công trong các trận đánh và tìm được nhiều thuyền của giặc. Đặc biệt là trong trận Bạch Đằng 1288, ông đã dùng mưu giết được Ô Mã Nhi ở biển Đông nên được nhà Trần phong cho làm “Sát Hải Chàng Lại Tướng Quân” .
 Sau khi dẹp được giặc Nguyên, đất nước thanh bình, ông được vua Trần giao cho thống lĩnh các đạo thủy binh, trấn giữ 12 cửa biển từ Hải Phòng cho đến Hà Tĩnh. Vâng mệnh triều đình, một mặt ông cùng các con trai xây dựng các vùng trạm, trại, căn cứ khắp vùng Nghệ Tỉnh để canh gác, bảo vệ vùng biển và lãnh thổ nước nhà. Hoàng Tá Thốn đã huấn luyện được đội quân thiện chiến, nhiều lần đánh tan bọn cướp biển giữ yên cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
Trong thời kỳ ở tại quê hương, thấu hiểu và thông cảm với cuộc sống nghèo khổ của người dân nghề sông nước, ông đã cùng các con của mình đưa cư dân ven biển Vạn Phần lên bờ khai hoang lập làng và dạy cho dân làm nông nghiệp.
 Hoàng Tá Thốn qua đời ngày mồng 1 Tết Nguyên đán năm 1314, thọ 72 tuổi. Để tỏ lòng biết ơn trước những công lao to lớn của Hoàng Tá Thốn, vua tôi nhà Trần đã cho thuyền rồng chở linh cữu của ông về mai táng tại thôn Vạn Phần (Diễn Vạn, Diễn Châu) và truy phong cho ông tước hiệu “Đại Liêu Thiên Bồng Đại Tướng Quân”.
 Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng  đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Hoàng Tá Thốn trở thành vị thần linh ứng phù hộ cứu dân khi thiên tai hoạn nạn. Vì thế nhân dân vùng ven biển từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh và những vùng đất do ông khai phá đều lập đền thờ ông.
 Trong đền Gám Hoàng Tá Thốn được xếp ở dưới án thờ Cao Sơn, Cao Các và được nhân dân thờ phụng với tư cách là vị thần đệ nhị tại đền.
     * Tam Tòa Đại Vương (Lý  Nhật Quang):
Lý Nhật Quang là con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ (1010 – 1225), ông sinh năm 988 tại Thăng Long, mẹ là Minh Trưng Hoàng hậu Lê Thị Lại. Từ nhỏ Lý Nhật Quang đã tuấn tú, hiếu động, có tài văn võ, được nhân dân gọi là “ Bát Lang Hoàng Tử”.
Vương triều Lý buổi đầu là một vương triều sáng suốt, biết dựa vào dân để ổn định, phát triển đất nước. Bằng nhiều chính sách như mở trường dạy học, khuyến ngư, mở rộng giao lưu buôn bán...đưa Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh.
 Bấy giờ, Hoan Châu là vùng đất tận cùng phía nam tổ quốc, còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vùng đất rộng, dân cư thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt lại thường xuyên bị các lân bang như Champa, Chân Lạp...quấy nhiễu. Trước tình hình ấy, nhà Lý đã nhiều lần cử các vị quan có kinh nghiệm tới để cải thiện tình hình nhưng không mang lại kết quả.
Năm Càn Phù Hữu Đạo thứ 3 (1041), Lý Nhật Quang nhận chiếu đi làm Tri châu ở trấn Nghệ An. Ông cho thi hành nhiều chính sách tốt được nhân dân mến mộ và nể phục như: giảm thuế cho dân, hướng dẫn nhân dân trồng trọt, khai hoang, trị thủy, kết giao với các nước lân bang... Trong thời gian 16 năm làm Tri châu ở Nghệ An, Uy Minh Vương vừa quan tâm sản xuất, củng cố quân đội, vừa thực hiện chủ trương của triều đình, ông cho lập nhiều đền, chùa để giáo hóa nhân dân theo đường phục thiện.
 Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng đã sống hết mình vì nhân dân, sau khi ông mất, dân chúng đã tôn ông lên làm Thành Hoàng, làm đại phúc thần của cả Châu, các chốn hồi ty ở trong châu đều lập đền thờ ông.
Tại đền Gám, trước đây cũng có long ngai, bài vị thờ ông, nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân nên long ngai và bài vị  của ông đã không còn nữa. Trong bản cúng tế của làng Kẻ Gám năm 1916 (theo nguyên văn chữ Hán) còn lưu lại vẫn ghi vị hiệu của ông là “Tả Khánh Khuông Quốc Mục hoang anh dũng dũng phù hữu hiển trung uy linh minh trí tả đông chính Tam Tòa Đại Vương”.
* Tứ Vị Thánh Nương:
Tứ vị Thánh nương là thái hậu và hai con gái cùng nhũ mẫu của vua nước Nam Tống, Trung Quốc. Năm 960, đại thần hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn lập nên nhà Tống, gọi là Bắc Tống, đống đô ở Biện Kinh. Năm 1127, Biện Kinh bị nhà Kim đánh bại, lập nên nước Nam Tống đóng đô ở Lâm An – Hàng Châu. Đến năm 1234, Nam Tống bị quân Mông Cổ tấn công, vua Tống đêm theo một số binh lính và gia quyến lên thuyền trốn ra biển. Nhưng khi ra biển thì đoàn thuyền gặp bão và bị đánh chìm. Thái hậu của vua Tống là Dương Nguyệt Quả và hai con gái của bà là Triệu Nguyệt Khiêu/Hương cùng một người nhũ mẫu trôi dạt vào bờ biển Cửa Cờn cạnh một ngôi chùa, được một vị sư trụ trì chùa chăm sóc hết lòng. Một thời gian sau, mẹ con thái hậu khỏe mạnh và trở lại vẻ đẹp như xưa khiến chô vị sư động lòng muốn tư thông nhưng bị cự tuyệt. Sư thấy xấu hổ nên đã nhảy xuống biển tự vẫn. Mẹ con thái hậu thấy thế mà than rằng : “chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà chết, sao nỡ yên tâm” . Nói rồi ba mẹ con thái hậu và bà nhũ mẫu cùng nhau nhảy xuống biển. Thi hài họ trôi dạt vào cửa Càn Hải xã Quỳnh Phương – Quỳnh Lưu và dân làng Hương Cần, Quỳnh Lương thương xót đã chôn cất và lập thảo am để thờ cúng, từ đó gọi là “Tứ vị Thánh nương”.
Năm Hưng Long thư 20 (1312), vua Trần Nhân Tông thân chinh đi đánh  Chiêm Thành. Khi đang nghỉ ngơi tại Cửa Cờn, ban đêm vua đã chiêm bao thấy thái hậu Dương Nguyệt Quả báo rằng: ‘ Thiếp là cung phi nhà Tống, vì giặc bức bách, lênh đênh sóng gió trôi dạt vào đây. Thượng đế sắc phong thần đã lâu, nay xin giáng công thánh thượng đi đánh giặc”. Vua tỉnh dậy hỏi ra sự tình, liền cho quân mua lễ vật tới đền kính lễ. Sau khi tế lễ ở đền, vua cho quân tiến thẳng tới thành Trà Bàn và dành thắng lợi vể vang. Sau khi rút quân về TLong vua Trần hạ lệnh gia phong cho Tứ vị là: Quốc gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương” và cho nhân dân xây đền quy mô và rộng rãi hơn.
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, khi đi ngang qua Cửa Cờn, vua ghé vào đền dâng hương và sau đó vua đi đánh Chăm pa dành thắng lợi. Sau khi đánh thắng giặc trở về, vua đi qua Cửa Cờn về cửa biển Thanh Hóa, bỗng sóng gió nổi lên, cuốn thuyền buồm quay trở lại cửa Cờn, ngay dưới chân đền. Vua liền hạ lệnh tiến hành lễ tạ, thăng thêm phẩm trật, cho khắc tượng và dựng thêm tòa thờ cho Tứ vị Thánh
Từ đó, tiếng tăm về sự linh ứng của Tứ vị Thánh nương ngày càng lan rộng, được nhân dân nhiều vùng kề sông cận biển tôn làm Thành Hoàng. Vùng đất Kẻ Gám cũng là nơi có dòng sông Dinh đi qua nên Tứ vị Thánh nương được nhân dân rước về phối thờ tại đền.
             2.3.Chùa Gám:
Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo, được nhân dân xây để thờ phật. Theo cách bố trí trong chùa thì chùa Gám thuộc trường phái đại thừa (cỗ xe lớn - hư không, to lớn phi thường, siêu việt thế gian với thiên, nhân, a-tu-la, và khởi phát, hư không to lớn đủ chỗ dung nạp vô lượng vô số chúng sinh).
(Đại thừa: xuất hiện từ thế kỉ 1 trước hoặc sau công nguyên, bắt nguồn từ Ấn Độ. Tên gọi đại thừa là do tính đa dạng của của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Hình tượng tiêu biểu của đại thừa là Bồ Tát. Tiểu thừa và đại thừa đều bắt nguồn từ Phật thích ca, Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ, từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới nhưng khác nhau ở sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng).
* Thích Ca Mậu Ni:
Theo truyền thuyết, Thích Ca Mậu Ni là hậu duệ của vương tộc Cam Già nổi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại. Phụ thân của ngài là Tịnh Phạn Vương – quốc vương của nước Ca Tì La Vệ ( nay nằm ở phía nam là Nê Pan, tiếp giáp với Ấn Độ), mẫu thân là Hoàng Thái Hậu Ma Gia. Thích Ca Mậu Ni giáng thế ngày 8.4 năm thứ 26 đời vua Chiêu Vương nhà Chu (khoảng 565 TCn) tại khu vườn Lâm Tì Ni và được vua đặt tên là Hoàng tử Tất Đạt Đa
Khi Tất Đạt Đa sinh ra có rất nhiều điềm lạ “ trên trời, dưới đất đều rung chuyển và có ánh sáng chiếu khắp 10 phương. Có 9 con rồng xoắn phun nước tắm cho ngài, các vị vua cai quản 33 tầng trời cùng thiên thần hòa nhạc tung hoa. Ngài có 32 tướng lạ như: trên đầu có thịt gồ lên, mặt tròn như vành nguyệt, ở dưới trán có hai lông mày giao nhau, có nốt thịt gọi là bạch ngọc hoàn, mũi cao, mắt xanh và sáng quắc, miệng rộng tai dài và dày, ngực đầy đặn có ngấn chữ Vạn”.
Là thái tử của một vương quốc, Tất Đạt Đa đã chứng kiến những hình ảnh tàn khốc, vô tình, bạc nghĩa trong xã hội, mọi người phải chịu những khó khăn, khổ sở của sinh lão, bệnh, tử. Ngài đã từ bỏ cuộc sống sung túc, xuất gia tu hành, mong muốn tìm được sự giải thoát về mặt tinh thần. Năm 29 t ngài quyết tâm xuất gia tu hành khổ hạnh, tự dùng nhiều thế đau đớn, nhọc nhằn để dày vò thân thể cầu mong được giải thoát. Suốt 6 năm, ngài chỉ ăn một hạt gạo, hạt kê nhưng đã không tìm thấy được đạo. TDĐ đến gốc cây Bồ Đề Già Đa trong rừng ngồi vắt chéo chân lên nhau và nhập vào thế giới thiền định. Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh lặng vứt hết mọi thứ, cuối cùng trí tuệ của ngài đã được khai sáng, giác ngộ và ngài được giải thoát năm ngài 35t. Từ đó, ngài bắt đầu truyền giáo, lần thuyết pháp đầu tiên gọi là “sơ chuyển pháp luân” (bắt đầu chuyển bánh xe gấp).
Vào lúc 80 tuổi, trong một lần đi giáo hóa gặp mưa nên ngài đã ngã bệnh nặng. Ngài đi đến khu rừng cây rậm rạp ỏ ven sông để dưỡng bệnh. Ngài nằm nghiêng, đầu hướng về phía bắc, cánh tay phải duỗi thẳng xuống, tay trái chống đàu và nằm nghỉ. Vào nửa đêm, ngài đã trút hơi thở cuối cùng. Ngài nhập niết bàn.
Sau khi ngài tịch diệt, thi thể của ngài được hỏa thiêu, những viên xá lộ của ngài được đệ tử chia làm 8 vạn 4 nghìn phần để thờ ở 8 vạn 4 nghìn ngọn tháp khắp đất nước Ấn Độ. Những lời thuyết pháp của ngài được tập hợp thành những bộ kinh và được truyền bá rộng trên thế giới, đặc biệt là các nước phương đông.
* Tam Thế:
Tam thế phật còn có tên đầy đủ là “tam thế thường trụ diệu pháp thân”(tam thế: quá khứ, hiện tại, tương lai; thường trụ: tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, không sinh, không diệt, không thay đổi; diệu: đẹp, sáng, sạch, tinh tế.. thoát khỏi phiền não; pháp thân: là cái thân chân thật, cái đạo thế pháp tính ) – Pháp thân chân thật, đẹp đẽ của đức phật ở cả 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, tồn tại vĩnh hằng, không phụ thuộc vào thế giới hữu hình, thời gian, không gian. Thuyết tam thế là một trong những nền móng lý luận của thuyết “nghiệp báo luân hồi của phật giáo”.
* Quan Thế Âm:
Quan Thế Âm tên chữ phạn là Avalokilesvara – nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh đau khổ trong cuộc đời để cứu vớt. Trong các vị bồ tát, Quan Thế Âm là vị mang nhiều hình tượng nhất và có lẽ được sùng bái nhất, phổ biến nhất trong điện thờ phật giáo. Với pháp lực quyền uy mạnh mẽ, vô lượng vô biên, thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm có thể hóa thân thành rất nhiều thân hình khác nhau để thích ứng với mọi hoàn cảnh để giúp đỡ mọi người tránh mọi khổ đau. Tượng quan âm nhiều tay (8, 12, 18, 22, 24...) đều được gọi là quan âm thiên thủ thiên nhãn. Ở nước ta có các dạng quan thế âm phổ biến là: Quan Thế Âm Chuẩn Đề, Quan Thế Âm Tọa Sơn, Quan Thế Âm Tống Tử...
Tại chùa Gám, hiện nay chỉ còn tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề với 24 tay, là một hình tượng nữ nhân của Avalokilesvara, là chuẩn đề phật mẫu – mẹ của chư phật của 700 nghìn vị phật.
2.4.Sự kiện lịch sử:
Đền, chùa Gám là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian (thờ các vị thành hoàng), tĩn ngưỡng tôn giáo (thờ phật và các chư vị bồ tát) của một vùng dân cư rộng lớn. Hàng năm, tại di tích thường diễn ra các ngày lễ trọng đại như:
+ Ngày 15.1/15.2/15.7, làng tổ chức lễ cúng chúng sinh, cầu siêu cho những vong linh không nơi nương tựa tại đền và chùa. Lễ cúng long trọng nhất vào ngày 15.7 hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Tục cướp rằm (ai cướp được nhiều quà thì sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm).
+ Ngày 15.4 là ngày lễ phật đản, được dân làng tổ chức rất quy mô không chỉ thu hút được đông đảo bà con phật tử trong làng mà còn thu hút được rất nhiều du khách thập phương về dâng hương.
+ Ngày 15.11, lễ cúng thần nông, lễ xuống đồng cày cấy cho năm sau.
Trước đây đền, chùa thường tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Nhân dân trong các làng đua nhau đi hội. Lễ rước kiệu, rước ngựa từ các đền chùa, đình được thực hiện chu đáo và trang nghiêm. Sân đền, chùa vào các ngày lễ lớn, thường đầy đủ sắc màu, cờ phướn. Ban tổ chức biểu diễn văn nghệ như múa rối khô, hát tuồng,... Ban ngày làm lễ tế thần, các quan viên chức sắc và nhân dân địa phương dâng hương, tiến lễ...Ngoài phần lễ, nhân dân già trẻ, trai gái trong lang còn nô nức trẩy hội, đua tài, tham gia các chơi như kéo co, đấu vật, chọi gà,cờ người...Nhưng sau cách mạng tháng 8, do nhiều nguyên nhân nên nghi lễ dần bị mai một, chỉ còn tồn tại trong kí ức của các cụ già trong làng.
Trong chiến tranh, đền – chùa trở thành địa điểm hoạt động cách mạng.
+ Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên Thành đã nổi dậy đấu tranh đòi cường hào địa chủ ở các làng, xã phủ huyện giảm sưu thuế, trả lại ruộng đất cho dân cày... Đêm ngày 6 rạng ngày 7.11.1930 dọc đường quốc lộ 7, tỉnh lộ 538 cờ đỏ, búa liềm, lần đầu tiên xuất hiện, quần chúng nhân dân các làng tập trung kéo về địa điểm đã định. Khi đoàn người mang theo cờ đỏ búa liềm, gậy gộc, giáo mác..., đi qua chợ Gám, cùng hợp với đông đảo nhân dân tổng Quan Hóa tại đền, chùa Gám, rồi đoàn người biểu tình rầm rộ tiến về lị sở huyện tranh đấu.
+ Tháng 12.1947, chi bộ Đảng xã Quan Hóa được thành lập tại nhà thờ dòng họ Thái Duy, (trước kia thuộc Xuân Thành, nay thuộc xóm 5 xã Tăng Thành). Sau khi thành lập, chi bộ đã chọn đền, chùa Gám làm nơi tổ chức hội họp.   
+ Năm 1965, chiến tranh chống Mĩ bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, đền Gám, chùa Gám trở thành nơi làm việc của Đảng uy, Ủy ban nhân dân xã Xuân Thành.
+ Năm 1967 – 1969, đền Gám, chùa Gám, trở thành trạm giao liên, nơi trung chuyển sức người, sức của phục vụ cho chiến trường miền nam.
+ Năm 1972 – 1990, đền Gám được dùng làm trụ sở ủy ban hành chính xã, bái đường chùa được dùng làm hội trường của xã Xuân Thành
+ Năm 1991 – 2006, Ủy ban xã Xuân Thành chuyển trụ sở làm việc trong cơ sở mới. Đên, chùa Gám trở lại chức năng như ban đầu, là nơi phục vụ văn hóa tâm linh của quần chúng nhân dân Kẻ Gám và du khách thập phương.
3. Khảo tả di tích:
3.1.Địa lý cảnh quan:
Đền, chùa Gám tọa lạc trên một khu đất rộng 443 m2, tại làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Di tích quay về hướng tây nam (hướng nam tượng trưng cho màu đỏ, chứa đầy sinh lực, mát me và cũng là hướng của thiện tâm trên nền tảng trí tuê, hay lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam; hướng tây mang yếu tố âm, đối lập mặt đền là dương; hướng tây nam tạo ra sự hòa hợp về âm dương, tạo cảm giác vị thần đang yên vị), trước mặt và bên phải đền là cánh đồng Cồn Mồ, Cồn Trang xanh tốt. Xa hơn nữa là lèn Hai Vai (núi Di Lặc) như bức bình phong che chắn cho đền, phía sau có núi Phượng Lĩnh (núi Gám) làm chỗ dựa, bên cạnh – phía Đông đền là khu dân cư sinh sống.
3.2.Các hạng mục kiến trúc:
a.Đền Gám:
Đền Gám trước đây là một công trình kiến trúc và bề thế được thiết kế bao gồm 3 tòa: Thượng – trung – hạ điện tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng đến nay, theo dấu ấn của thời gian cùng với sự tàn phá của thiên tai, bão lũ, chiến tranh mà di tích đã có nhiều thay đổi về mặt cảnh quan. Các công trình chỉ còn lại nhà bái đường (nhà trung điện) và nhà hậu cung (thượng điện), được nhân dân sắp xếp theo kiểu chữ Đinh, với diện tích là 105m2 và được bao bọc bởi hàng rào kiên cố.
 Cổng đền:
Cổng đền được dựng bởi hai cột trụ bằng gạch và vữa tam hợp, hình vuông (cạnh: 0.40x0.40, cao: 2.5, rộng: 2.2), trên đầu cột đắp hình búp sen, bệ cột xây gờ chỉ giật cấp. Mặt trước có hai câu đối bằng chữ hán:
          T: Thiên niên hương hỏa giang sơn cựu
          P : Vạn cổ lâu đài chế độ tân
Dịch: Nghìn năm hương hỏa giang sơn cũ/ Đến nay vẫn còn đó lâu đài xưa.
Nối hai cột là hệ thống tường dích dắc, chạy thẳng vào tường hồi nhà bái đường tạo ra một khoảng sân nhỏ phía trước, tách biệt với khoảng đất rộng bên ngoài. Trước sân đền xây một tắc môn bằng vữa tam hợp để đặt một bát hương đá cổ, trang trí hoa văn đẹp. Bên phải, bên trái sân đều trồng hai cây phượng.
Nhà bái đường:
Bái đường có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, mang kiến trúc tiêu biểu thời Nguyễn với s: 57.12m2. Nhà được xây trên nền cao hơn với mặt sân là 0.2m, xung quanh nền nhà có bỉa vây bằng những viên gạch thẻ và vữa tam hợp, nền nhà lát gạch nung đỏ sẫm. Nhà bái đường gồm 3 gian, 4 vì kèo, xây kiểu tường hồi bit đốc, lợp ngói âm dương, hai bờ nóc làm theo kiểu hoa văn vân mây cách điệu. 
Hai vì được liên kết với nhau bằng hệ thống xà, kẻ, cột tạo nên một bộ khung nhà vững chãi. Phía trên tiếp giáp với câu đầu là hai thanh rường cụt và trụ trốn sắp xếp theo kiểu chồng rường kết hợp với rường con cung (rường bụng lợn) tạo thành hai điểm đỡ hoành mái và thượng lương. Các thanh rường được chạm khắc hoa văn hình đầu rồng kết hợp với trụ trốn khắc chữ thọ cách điệu. Hệ thống hoành phân kiểu “thượng tứ, hạ tứ” đặt trên các thanh kẻ làm cho nội thất lòng nhà sáng, rộng và cao ráo.Trước nhà hạ điện mở 3 cửa, mỗi cửa có hai cánh làm theo kiểu pano hiện đại mới được nhân dân đưa vào. Trên ván gió cửa chính có khắc ghi niên đại tu tạo của đền là “Mậu thìn Bảo Đại tu tạo nguyệt dương, thoan công nguyệt trọng” (dịch: Bảo Đại (1928) tháng ba tiến hành tu tạo, giữa tháng 8 hoàn thành).
+ Nghệ thuật điêu khắc và trang trí:
Kiểu nhà tứ trụ, có kết cấu khung gỗ chịu lực, được làm bằng gỗ lim, với hệ thống cột, nối kết vì kèo, xà, hạ bằng kỹ thuật lắp ghép mộng truyền thống làm cho khung nhà chắc chắn, thoáng mát, có giá trị về mặt sử dụng. Hai đầu bờ nóc, bờ giải được đắp hoa văn hình hoa cách điệu. Các xà, hạ, kẻ....được chạm các họa tiết hoa văn, các đề tài đa dạng sinh động, với những nét chạm công phu, cẩn thận, tỷ mỉ từng chi tiết nhưng phóng khoáng, bay bổng như “tứ linh”, “tứ quý”... tạo cho hệ thống xà, hạ và các điểm chuyển tiếp của kết cấu được thanh mảnh và nhẹ nhàng. Phía đốc đầu, trên ván mê của hệ thống vì kèo được chạm khắc hinh hổ phù ngậm chữ thọ đang chầu về bàn thờ công đồng. Mặt hổ phù đầy nét dữ tợn, mắt sáng, hai chân giang rộng, làm tăng thêm sự uy quyền cũng như sự linh thiêng cho di tích.
+ Bài trí nội thất:
Nhà bái đường chủ yếu là nơi hành lễ của khách thập phương nên cách bài trí đơn giản. Ở gian giữa đặt một hương án cổ sơn son thiếp vàng làm bàn thờ công đồng. Quanh hương án trang trí hoa văn trạm trổ độc đáo với nhiều mảng hoa văn khác nhau. Lớp trên cùng là hình lưỡng long chầu hổ, lớp giữa là đôi chim phượng chầu mặt trời, dưới cùng là 3 mặt hổ phù lớn được đặt xen kẽ bởi các hoa văn, họa tiết tùng, cúc, trúc, mai,.... Tất cả được phủ thêm lớp thếp vàng óng ánh tăng thêm sự bề thế trang nghiêm.
Trên hương án đặt một mâm ngũ quả lớn và hai mâm hòng nhỏ, bình hoa, chân đèn gỗ đều được sơn son thếp vàng. Trước hương án đặt một bàn thờ gỗ với hai mâm chè, một mâm cỗ bằng gỗ, hai bát hương sứ. Trên xà hạ gian giữa treo một bức đại tự (thông minh chính trực), trước hai cột cái gian giữa treo đôi câu đối ( Linh phù Việt địa trung hưng thánh/ Uy trấn Nam vương thượng đẳng thần – Thánh trung hưng linh phù đất việt/ Uy động Nam vương thượng đẳng thần).
Hai bên hương án đặt hai con ngựa gỗ sơn màu đỏ thẫm, có đầy đủ đai, yên ngựa, chân ngựa được lắp bánh xe gỗ.
Gian trái (từ trong) đặt hai chiếc kiệu Bành sơn son thếp vàng, với nhiều chi tiết hoa văn đẹp. Đây là hai hiện vật quý còn nguyên vẹn được giữ tại đền với đầy đủ đòn – đế - bành kiệu. Đòn kiệu (đòn Rồng) được thể hiện thành hình con rồng đầu ngẩng cao, mắt nồi to, mũi phình ra, miệng ngậm hạt trân trâu với các đường nét trạm trổ thanh thoát, đuôi uốn cong mềm mại, uyển chuyển. Đế kiệu được trang trí xung quanh bằng hình hổ phù, cúc dây, bốn chân được thiết kế kiểu chân quỳ. Bành kiệu, ba mặt được chạm khắc trang trí các đề tài tứ linh, phía sau lưng kiệu là cảnh “long ẩn vân, cá chép hóa rồng” kết hợp chim phượng và lân mã bao phủ toàn bộ phần lưng kiệu, tạo cảm giác uy nghiêm nhưng không kém phần mềm mại (gian phải trống).
Nhà hậu cung:
Nối bái đường với hậu cung là hệ thống mái nối mái kết hợp hệ thống máng nước che  kín khoảng cách giữa hai nhà. Đây là phong cách điển hình của kiến trúc nguyễn gọi là “trùng thiềm điệp ốc”.
Nhà hậu cung có 2 gian, 3 vì, 2 hồi, mặt trước thông với bái đường (không có cửa), ba mặt xung quanh thưng ván, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc thẳng có đắp nổi hình hổ phù đơn giản nhưng rất sắc sảo. Phần hồi mặt ngoài đốc nhà phía bắc đắp nổi mặt rồng cuộn mây, hai chân rồng xoải ra ôm toàn bộ phần đốc, kết hợp với các hình tượng của mái, làm tăng thêm vẻ đẹp mềm mại và sự linh thiêng cho di tích.
+ Kết cấu kiến trúc:
Kiểu nhà tứ trụ có kết cấu kiểu vì kèo theo kiểu “thượng giao nguyên hạ kẻ chuyền”, khung nhà bằng gỗ lim, nối với các vì kèo là hệ thống xà hạ, bào nhẵn, đóng bén, chắc khít, các chân cột được kê trên các tảng đá xanh to. Nền lát gạch nung đỏ. Bốn góc mái là 4 cột hiên to khỏe bằng vữa tam hợp.
+ Bài trí nội thất:
Nhà hậu cung là nơi thờ chính của dền, phần lớn đồ tế khí đều được tập trung ở đây. Hệ thống bàn thờ được sắp xếp theo chiều dọc, chia làm hai cấp từ thấp lên cao:
- Bàn thờ cấp cao nhất là nơi hương án lớn, sơn son thiếp vàng. Trên hương án đặt long ngai và bài vị của thần CS, CC. Quanh long ngai chạm khắc hoa văn, rồng chầu mặt nguyệt, long mã..., tay ngai chạm khắc đầu rồng rất tinh xảo. Hai bên long ngai đặt 2 con hạc gỗ đang chầu, trên bài vị có đội mũ cánh chuồn. Che trên hương án là hai chiếc lọng vải lớn màu vàng tạo sự trang nghiêm nơi thờ phụng. Trên bài vị có ghi “Bản xứ Cao Sơn, CC, gia phong linh thánh thống lĩnh thần vũ, thông minh nhuệ trí, tái gia phong đức phòng lưu anh liệt, dương vũ thành hoàng đại vương, gia tặng Tinh đôn tinh tái gia tặng hùng tuấn, tái gia tặng trác vị thượng đẳng thần, tái gia tặng dực bảo trung hưng thượng đẳng thần”.
- Bàn thờ cấp thứ hai được sơn màu đỏ, phía trước trang trí 3 mặt hổ phù, phía trên đặt một lư hương và một giá đựng bản chúc văn sơn son thếp vàng, một long ngai (không có bài vị), tay ngai đầu, quanh long ngai chạm khắc hoa văn rồng chầu mặt nguyệt, rồng xoắn, long mã...
b.Chùa Gám:
Chùa Gám xưa, phía trước có cổng tam quan xây bằng vữa tam hợp có ghi các câu đối, tiếp đến là khoảng sân đất phía trong còn có thêm Nghi Môn được làm theo kiểu nhà chồng diêm, bố cục theo kiến trúc chữ khẩu còn nguyên vẹn như ngày nay. Ngoài ra, trước sân còn có nhiều cây cổ thụ như xoài, trôi, gạo, muỗn... Cho đến những năm đầu thập niên 90 do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cây cổ thụ cũng như không gian của đền bị tàn phá.
 Sân chùa:
Sân chùa là một khoảng không gian rộng, bằng phẳng, có diện tích 1000m2, được chia làm hai lớp. Lớp ngoài cùng là sân đất, lớp trong giáp với nhà bái đường chia thành nhiều ô vuông làm bằng vữa tam hợp. Giữa sân trồng một cây trôi lớ, bên trái là cây thị hàng trăm năm tuổi. Trước sân vẫn còn dấu tích của ao sen.
Nhà bái đường:
Nhà bái đường được xây cất bằng gỗ lim, gạch, ngói, vữa tam hợp với 5 gian, 4 vì, tường bít đốc. Hệ thống khung gỗ được liên kết với nhau bằng các sàm mộng tạo sự chắc, khít cho ngôi nhà. Nền nhà cao hơn sân, lát gạch đất nung đỏ, chia thành 3 cấp. Các cấp được xây vỉa bằng gạch thẻ và vữa tam hợp. Mái lợp ngói âm dương, hai dầu bờ nóc đắp  hoa văn hình học, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu tấm biển “chí linh tự”.
Phía trước bái đường là hệ thống thượng song hạ bản gồm 12 cánh được sơn đỏ. Phía sau để trống tạo sự liên kết giữa hai nhà tả vu và hữu vu, sân trung thiên.
Trên đinh hai bên cột hiên phía trước được trang trí hình búp sen và có nhấn hai câu đối chữ hán kiểu chữ chân phương:
+ “Phượng sơn tây phục hướng minh đường/ Dinh thủy đông hồi nhiêu quang vụ - Phía tây núi Phượng Sơn (núi Gám) hướng về chùa/ Phía đông sông Dinh hồi về uốn khúc”.
+ “Á vũ âu phong kim thế giới/ Từ bi khổ cứu thiện quần sinh – Mưa gió thuận hòa vạn vật sinh sôi/ Từ bi cõi Phật cứu muôn loài”.
Bộ khung chịu lực của nhà bái đường làm bằng gỗ lim, hình thành trên cơ sở các cột cái, cột quân, cột hiên các bộ vì và các cấu kiện khác (xà, mộng, sàm), kiểu “thượng giao nguyên, hạ kẻ chuyền”.
- Nghệ thuật điêu khắc:
Một nét khá độc đáo của công trình này là hệ thống mảng chạm khắc ở bộ phận ván ấm hay còn gọi là ván gió phía trước nhà bái đường. Kéo dài suốt năm gian là cac mảng chạm lọng với nhiều hình nổi cao thấp, gồm nhiều đồ án, mô típ hoa văn trang trí như: rồng, phượng, cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng... Đặc biệt trước ván ấm gian giữa được trang trí mặt rồng lớn như mặt hổ phù, khuôn mặt dữ tợn, hai chân giang rộng, mắt sáng, miệng ngậm chữ thọ. Xen vào các linh vật là thấp thoáng hình ảnh sinh hoạt của con người (thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh, chơi đàn trên mây, trúc lâm thất hiền, nam sơn tứ hải, sĩ nông công thương...). Những cảnh này rất hiếm được trạm khắc ở chùa song lại phổ biến ở các đình làng thế kỉ XVIII, dường như ván ấm này được giữ lại qua rất nhiều lần trùng tu.
Các mảng chạm khắc ở mặt ngoài phía trên ván ấm nhà bái đường được bố trí như sau:
+ Gian thứ nhất: trên cùng chạm trổ hình tứ linh, ở giữa là hoa văn họa tiết và hình ảnh “các vị tiên đang chơi đàn trong mây”.
- Gian thứ hai: là mảng chạm khắc nổi diễn tả cảnh “trúc lâm thất hiền” và “Nam Sơn Tứ Hải”.
+ Gian thứ ba: chạm mặt rồng lớn, mắt to, sáng, hai chân giang rộng, vẻ mặt dữ tợn như muốn răn đe kẻ xấu và tạo cảm giác linh thiêng cho di tích.
+ Gian thứ tư: diễn tả chốn bồng lai tiên cảnh với các hình ảnh lâu đài, cung điện thấp thoáng trong mây tạo cảm giác không gian di tích như đang nằm trong ranh giới giữa cõi thực và mơ.
+ Gian thứ năm: chạm khắc các hình rồng nổi, cuộn vào nhau nhưng một số mảng đã bị hỏng.
+ Phía dưới hệ thống ván ấm là xà hạ được các nghệ nhân xưa khéo léo đưa vào các hình tượng lưỡng long chầu nguyệt xen kẽ với hình tượng phượng ngậm thư đang giang đôi cánh rộng, cá chép hóa rồng... với nghệ thuật trạm bong kênh, các con vật linh thiêng được thể hiện rất sinh động.
+ Hai bên xà nách phía ngoài nhà bái đường được trang trí cảnh sỹ, nông, công thương một bên và bên kia cảnh thầy trò đường tăng đi tây trúc thỉnh kinh.
Hệ thống mảng chạm khắc ở nhà bái đường được thể hiện rất sinh động, tỷ mỉ, mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn và được trang trí rất cân đối. Bên cạnh những con vật linh thiêng lại thấp thoáng hình ảnh con người làm cho di tích trở nên gần gũi hơn với con người và thiên nhiên.
+  Bài trí nội thất:
Nhà bái đường là nơi hành lễ của các phật tử nên nội thất ở đây cũng được bài trí rất đơn giản nhưng khá đầy đủ.
- Gian giữa đặt một hương án chia làm hai tầng, sơn màu đỏ. Trên hương án tầng thứ nhất đặt một lư hương bằng gỗ có trạm trổ hoa văn tinh xảo. Trên cùng đặt tượng “Cửu long” hay còn gọi là tượng Thích ca sơ sinh bằng gỗ mít. Tượng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất như muốn nhắc nhở chúng sinh từ bỏ cái cá thể để nhập vào cái đại ngã trường tồn “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”, áo Phật trang trí hoa văn mây vàng óng ánh, vây quanh là chín con rồng đang phun nước tắm cho phật. Tượng được sơn son thếp vàng, bệ chia làm ba cấp, bố trí dật góc tạo sự vuông vắn, chắc chắn.
- Hai bên gian tả, hữu đặt hai pho tượng hộ pháp được đắp bằng vữa tam hợp, cưỡi trên lưng sư tử xanh với thân hình cao lớn, quắc thước. Tượng được trang trí với bộ áo giáp của võ tướng bó sát người, để lộ những đường nét vạm vỡ của cơ thể tạo nên một khối sức mạnh (trong phật pháp chiếc áo này gọi là áo “nhẫn nhục”, đầu đội mũ kim khôi. Trong hai vị, một vị cầm long đao là vị trừng ác, một vị cầm ngọc tỉ gọi là vị khuyến thiện. Phía trước tượng là một lư hương và một mâm chè gỗ.
Sân trung thiên và nhà tả vu, hữu vu:
Nối giữa nhà bái đường và nhà hậu cung là hai dãy nhà tả vu, hữu vu và sân trung thiên:
 + Nhà tả vu, hữu vu: có cấu trúc đơn giản, được cấu tạo bởi hai cột chính và hai vì kèo, kết hợp với hệ thống tường tạo thành bộ khung nhà đỡ mái. Mái lợp ngói âm dương, bờ nóc được điểm xuyến hình mặt nguyệt có hoa văn cách điệu kết hợp với giật góc ở phía hai đầu mái tạo thêm sự nhẹ nhàng, chắc chắn cho bộ mái. Nền nhà lát gạch nung đỏ sẫm, giữa nhà đặt hai hương án thờ bằng gỗ, trên đặt hai lư hương cổ và một mâm chè, (nhà tả vu đặt bát hương bằng gỗ, nhà hữu vu đặt bát hương bằng đá) phía trên treo bức tranh quan âm Nam Hải.
+ Sân trung thiên: lát gạch vuông Bát Tràng. Giữa sân có một bể cạn được làm bằng vữa tam hợp để đựng nước mưa. Hai bên bể nước là hai cây Vạn Tuế lâu năm. Khoảng sân trung thiên góp phần vào việc tạo thêm ánh sáng cho nhà bái đường và thượng điện, đồng thời giảm độ ẩm làm tăng sức bền cho vật liệu cũng như tạo mĩ quan cho di tích.
Nhà hậu cung:
Nhà hậu cung là nơi thờ Phật Tam Thế và chư vị Bồ Tát. Đó là tòa nhà 3 gian, 4 vì, hai hồi văn. Phần mái nhà thượng điện lợp ngói âm dương, nền lát gạch nung đỏ, mặt trước không có cửa, ba phía xây tường bao, bờ nóc đắp thẳng, hai bờ dải tạo gờ chạy song song từ nóc xuống với đường nét sắc sảo. Nâng đỡ phần mái và bộ phận khác của hạu cung là hệ thống cột gồm 16 cột (8 cột chính, 8 cột hiên) kê trên đá xanh.
Tuy kết cấu của nhà hậu cung được xây dựng đơn giản nhưng nó đảm nhận được vai trò làm khung chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Mọi kết cấu của ngôi nhà được các nghệ nhân xưa dùng kỹ thuật bào nhẵn, đóng bén, tạo nên phong cách riêng cho chùa, vừa mềm mại, vừa uyển chuyển nhưng cũng không kém phần thanh tao, nho nhã ở chốn cửa thiền.
Nhà hậu cung có kiến trúc kiểu nhà tứ trụ, với kết cấu kiểu vì kèo theo kiểu thượng giao nguyên hạ kẻ chuyền. Toàn bộ ngôi nhà làm bằng gỗ lim được nối kết với các xà, hạ bởi hệ thống mộng sàm chắc, khít.
+ Bài trí nội thất:
Tượng pháp và bàn thờ của nhà hậu cung được bài trí, sắp xếp theo chiều ngang và phân bố đồng đều giữa các gian.
- Gian giữa: đặt bàn thờ chia làm 3 cấp, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao. Trên bàn thờ thứ nhất: lớp dưới cùng đặt một bát hương sứ, hai chân nến đồng và bình hoa..., tiếp sau là tượng Quan Âm Chuẩn Đề (đây là bức tượng đặt thấp nhất và gần gũi với chúng sinh nhất). Quan Âm Chuẩn Đề được làm bằng gỗ mít, có 24 tay, khuôn mặt đầy đặn và nhân từ, đầu đội mũ miên hình lăng trụ đỏ, trước mũ có hình mặt trời quấn lửa, hai bên mũ là hai giải mây, trước ngực đeo tràng hạt mặc áo bào màu lửa vàng thẫm che kín cả hai vai, ngồi trên hoa sen màu đỏ. Bàn thờ cấp thứ hai: đặt tượng Phật A Di Đà và hai tấm ván chạm khắc nổi chân dung Nam Tào, Bắc Đẩu. Tượng A Di Đà mặc áo cà sa màu cánh gián. Phật ngồi theo kiểu kiết già với hai bàn chân được kéo lên chồng lên bắp vế: Thân ngồi ngay ngắn, lưng vuông góc với mặt sàn, mắt nhìn xuống trong thế soi rọi nội tâm. Bệ ngồi của Phật là một khối hình vuông mang ý nghĩa thể hiện sự kiên định của thần phật. Đặt hai bên Phật là hai tấm ván chạm khắc Nam Tào Bắc Đẩu (không còn tượng Ngọc Hoàng). Đây là hai nhân vật chăm lo việc sinh, việc tử cho Ngọc Hoàng ở thế gian. Hai bức chân dung đều mang tư thế ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn sơn màu vàng. Bàn thờ thứ ba: đây là bàn thờ ở cấp cao nhất, đặt tượng Tam thế bằng gỗ mít theo chiều ngang. Tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau đang trong tư thế ngồi tọa thiền trên đài sen, thân hình toát lên những vẻ đẹp tinh tú trong sáng như: Trên đỉnh đầu có gồ thịt hơi cao như búi tóc gọi là “ vô kiến”, nhằm biểu hiện về trí tuệ của phật, đầu có nhiều cụm tóc xoăn biểu hiện cho các vị chư thánh mang sức mạnh trí tuệ, mũi thẳng biểu tượng của chứng nhân quân tử, miệng nở nụ cười nhẹ biểu hiện sự cảm thông và cứu độ chúng sinh, tai to dài biểu tượng cho sự cao quý, mắt nhìn xuống để soi rõ nội tâm chúng sinh, tránh tà kiến, tay phật kết ấn “thiền định” nhằm tạo cho thân nhân không bị tà loạn, ngực có chữ  “vạn” – biểu hiện sự vận động vô hạn của phật lực kéo dài bốn phương. Toàn thân tượng phật có sắc hoàng kim rực sáng được khoác thêm chiếc cà sa bó sát cơ thể, thể hiện sự tĩnh tâm diệt trừ mọi dục vọng. Tất cả những nét đó hợp thành một chỉnh thể hoàn hảo cả về tâm trí lẫn hình hài một đức phật viên mãn an tọa thường trụ nơi đài sen. Hai bên phía dưới bàn thờ đặt hai pho tượng Đức Ông lớn làm bằng gỗ mít, ở tư thế ngồi, hai tay chắp lại dấu sau áo bào đỏ, đầu đội mũ lăng trụ, khuôn mặt đầy vẻ dung dị hiền từ.
- Gian bên phải và bên trái hậu cung: Đặt hai bàn thờ được đắp bằng xi măng, sơn màu đỏ. Bàn thờ bên phải đặt hai bức tượng Đường Tam Tạng bằng sứ mặc áo cà sa tay cầm phương trượng, phía trước có đặt một bát hương sứ. Gian bên trái, trên bàn thờ đặt 3 bức tượng Quan Âm ABT bằng sứ Trung Quốc, ở tư thế ngồi trên đài sen với 3 hình dạng khác nhau, phía trước đặt một bát hương sứ và một bình hoa. Hồi văn bên trái đặt tượng Quan Âm Nam Hải đang đứng trên đài sen với khuôn mặt hiền từ, miệng nở một nụ cười, tay trái cầm bình nước cam lồ, tay phải kết ấn tam muội, đầu đội vương miện, khoác trên mình tấm áo bào, khuôn mặt hiền đang nhìn về phía chúng sinh.
4. Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật:
4.1.Giá trị lịch sử:
Đền, chùa Gám là một công trình tín ngưỡng - tôn giáo, là nơi thờ tự và tưởng niệm những vị thần có công với nước, với dân. Đó là các vị thiên thần, nhân thần được nhân dân tôn lên như Cao Sơn, Cao Các; Hoàng  tá Thốn; tứ vị thánh nương; Tam tòa đại vương...,  Đức Phật Thích Ca và chư vị Bồ tát. Những vị thần linh đó đều rất linh ứng, được nhân dân nhiều địa phương thừa nhận, lập vị hiệu, rước và thờ vọng.
Thông qua những tài liệu, hiện vật, những sự kiện lịch sử còn lưu giữ tại đền như câu đối, đại tự, văn tế và vị hiệu, là những căn cứ lịch sử cụ thể, đích thực giúp chúng ta khẳng định những vị thần được thờ tại di tích và sự đóng góp của các nhân vật đó với nhân dân trong quá trình chinh phục tự nhiên. Đồng thời, những hiện vật đó là những di sản quý giá đã gắn với di tích và nhân dân địa phương từ rất lâu đời. Di tích vẫn còn in đậm nét lịch sử văn hóa của quê hương Xuân Thành nói riêng và nhân dân xứ Nghệ nói riêng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giúp chúng ta hiểu sâu hơn về một vùng đất, cũng  như các sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc gắn với di tích. Bên cạnh đó, đến với di tích, ta có thể tiếp cận thêm nhiều sự kiện lịch sử của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
4.2. Giá trị Văn hóa – Nghệ thuật:
a. Giá trị văn hóa vật thể: Qua tìm hiểu và khảo sát di tích, ta thấy đền - chùa Gám là một ngôi chùa có quy mô lớn nhất hiện nay còn lại của huyện Yên Thành. Thông qua các chi tiết về nội dung và kiến trúc nghệ thuật của di tích, chúng ta thấy được sự sáng tạo cũng như tài năng kết tinh từ đôi tay khéo léo của ông cha ta. Giá trị nghệ thuật đáng chú ý nhất là kết cấu của hệ thống vì kèo và bộ khung chịu lực của ngôi đền và chùa, tạo sự thông thoáng, cao ráo cho di tích, đồng thời cũng tiện khi tháo rỡ để sửa chữa. Đề tài điêu khắc trong di tích rất đa dạng và phong phú. Đan xen với các đề tài về cõi phật tu hành như thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh, tây phương cực lạc...là các đề tài dân gian cũng được các nghệ nhân đưa vào một cách khéo léo mà không đối lập với không gian tĩnh lặng của cửa chùa. Phải chăng, giữa cuộc sống trần tục và chốn “cửa thiền” đã có sự tương đồng, gần gũi giữa đạo và đời, giữa mơ và thực...? Thông qua các mảng chạm khắc đó, chúng ta có thể nhận ra nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
b. Giá trị văn hóa phi vật thể: Ngoài những giá trị nêu trên di tích còn để lại cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung những giá trị văn hóa phi vật thể quan trọng. Đền Gám – chùa Gám không chỉ là nơi gặp gỡ thể hiến sự cố kết cộng đồng cũng như để tỏ lòng biết ơn đến những vị thần có công với làng nước, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà đền – chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong làng, đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng, lễ hội làng. Thông qua các hoạt động đó đã phản ánh được truyền thống trọng đạo nghĩa, những phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa - văn nghệ dân gian,...của một vùng quê giàu truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn đến các vị cao niên tiền nhân, ý thức bảo vệ và sáng tạo các di sản văn hóa...
Với những giá trị to lớn của mình, đền chùa Gám đã được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2008.
5. Trạng thái bảo quản di tích:
Qua nghiên cứu sử cũ, gia phả, bài cúng của làng Xuân Nguyên xưa và một số tài liệu do các bậc cao niên cung cấp, kết hợp với kết quả khảo sát tại di tích và cuộc họp xác minh di tích đền Gám – chùa Gám của các vị bô lão tại địa phương; Căn cứ vào kết cấu kiến trúc của di tích cho thấy:
- Di tích đền, chùa Gám được xây dựng vào giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn (không rõ ngày – tháng – năm nào) gắn với quá trình khai canh khai cơ của một số dòng họ ở một số vùng đất Kẻ Gám xưa (theo tài liệu của ông Hồ Đình Tương, xóm 7 xã Xuân Thành thì di tích được xây dựng năm 1814).
- Lúc đầu, đền – chùa Gám là một ngôi miếu và thảo am nhỏ, được làm bằng gỗ, lợp tranh săng. Đến thời Nguyễn, qua nhiều lần tu tạo, sửa chữa và lợp ngói hoàn chỉnh cho đến ngày nay: Triều Nguyễn năm Giáp Ngọ - đời vua Thành Thái thứ 6 (1894), dân làng đóng góp tiền của, vật chất, công sức để thuê thợ về chạm trổ một số bộ cửa ngoài hạ điện rất công phu và cổ kính; Năm 1909, triều vua Duy Tân thứ 3, dân làng đóng góp tu tạo, lợp ngói hậu cung của chùa, đồng thời làm thêm một số tượng phật (trên lá mái nhà thượng điện còn khắc hàng chữ: Kỷ Dậu trọng đông tu tác quý nguyệt hoàn thành); Năm 1923 (Quý Hợi), tiến hành tu bổ và lợp ngói chùa bái đường, xây dựng thêm hai nhà tả vu, hữu vu nối liền hậu cung với bái đường. Bên cạnh đó, một số câu đối, tượng vôi cũng được làm thêm. (Trên thanh quá giang nhà bái đường còn khắc chữ hán “Hoàng triều Khải Định quý hợi bát niên”); Năm 1928, tiến hành tu tạo lợp ngói hạ điện và trung điện đền(phía trước ván ấm nhà trung điện – nay là hạ điện còn ghi “Mậu thìn Bảo Đại tạo tu nguyệt dương, hoàn công nguyệt trọng – Vào năm mậu thìn thời vua Bảo Đại tháng 3 tu tạo tháng 8 hoàn thành”); Năm Đinh Sửu, triều vua Bảo Đại (1937) nhà chùa đúc thêm một chuông đồng khá lớn; Năm 1948, nhà nghi môn chùa bị gỡ bỏ; Năm 1965, đền – chùa Gám dùng làm cơ sở sản xuất của xã nên giai đoạn này nhiều loại đồ tế khí, sắc phong, tượng...đều bị đốt và thất lạc; Năm 1972 -1990, di tích được dùng làm trụ sở ủy ban xã Xuân Thành, trong giai đoạn này, nhà hậu cung được phá dỡ làm trường học sau này làm nhà kho của xã; Năm 2002 – 2006, Đảng ủy và chính quyền địa phương cùng với nhân dân đã có tiến hành từng bước phục hồi và tôn tạo di tích dưới sự chỉ đạo của ban quản lý di tích – danh thắng để trả lại nguyên trạng như ban đầu để thu hút du khách thập phương.
6. Các hiện vật trong di tích:
Đền Gám, chùa Gám trước kia được lưu giữ được rất nhiều hiện vật đa dạng về chủng loại và chất liệu. Trải qua thời gian với nhiều biến cố lịch sử do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt nên hiện vật của di tích cũng bị mất mát và thay đổi nhiều. Hiện tại đền còn lưu giữ 149 hiện vật (trong đó đền 57 hiện vật, chùa 92 hiện vật).
Trên cơ sở một tiềm năng rộng lớn về du lịch sinh thái, tâm linh của huyện, từ chủ trương của BTV huyện ủy và đáp ứng nguyện vọng khát khao của đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện nhà, ngày 01 tháng 3 năm 2011 UBND Tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 515/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh đền, chùa Gám. Song song với xúc tiến khảo sát lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khu du lịch, Cấp ủy và Chính quyền huyện đã tập trung quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư, đồng thời xin chủ trương để thỉnh sư về trụ trì; Ngày 25 tháng 3 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND-NC về việc chấp thuận phục hồi sinh hoạt Phật giáo tại chùa Gám; Ngày 12 tháng 1 năm 2012 chùa Gám đã chính thức có các nhà sư thộc tông phái Trúc Lâm về nhập tự và trụ trì; Ngày 30 tháng 5 năm 2011, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 1903/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám. Theo đó, khu du lịch sinh thái tâm linh có 5 dự án thành phần bao gồm:
Khu di tích gốc: dự án sẽ mở rộng khuôn viên, nâng cấp, trùng tu khu vực đền, chùa Gám - Chí Linh cũ với các hạng mục như cổng chính, giảng đường, thiền đường nhà ni, chư tôn đức tăng, trai đường, nhà khách, hệ thống bếp kho nhà chùa.
- Khu tâm linh: gồm các hạng mục lớn như Thiền viện trúc lâm, quy hoạch trên diện tích 125 ha, trong đó Thiền viện trúc lâm tăng được bố trí tại đền xanh Gám, phía sau Thiền viện là thắng cảnh hòn đã bạc lớn. Thiền viện trúc lâm ni được bố trí tại sườn núi phía Bắc đền xanh Gám, phía sau thiền viện là thắng cảnh hòn đá bạc nhỏ, trên đỉnh núi Gám là tượng Phật quan thế âm Bồ Tát. Khu vực vườn tháp với nhiều hạng mục như lâm tỳ viên, bồ đề đạo tràng viên, chuyền Pháp luân viên, sa la long thọ viên, bảo tháp viên và tượng đài của quan thế âm Bồ Tát và các chư vị Bồ Tát...
- Khu nghỉ dưỡng sinh thái: Quy hoạch trên diện tích gần 200 ha, trong đó có 38 ha mặt nước với nhiều hạng mục như nhà dịch vụ, nhà đón tiếp, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà đa năng, quảng trường, bãi xe, tháp vọng cảnh, sân chơi thể thao, bơi thuyền, lướt ván...phục vụ lễ hội và nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Dự án cũng triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông chính từ đền, chùa Gám đi xanh Gám và hệ thông giao thông nội bộ, các công trình điện, nước và một số công trình phụ trợ khác của khu du lịch.
- Đền thờ liệt sỹ: Dự án sẽ quy hoạch mở rộng, nâng cấp trên khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ huyện để tôn thờ hương hồn các liệt sỹ về nơi an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
          - Khu rừng đặc dụng: Trên diện tích 200 ha, khu rừng đặc dụng sẽ được quy hoạch, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt các loại gỗ quý hiếm như sưa, gõ, lim, sến, trai, trầm hương... dược liệu quý, thảm thực vật và các loại động vật quý hiếm.
Việc cho lập dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám là một quyết định có tính đột phá để tìm ra hướng đi cho phát triển du lịch của huyện Yên Thành. Làm cho Rú Gám sống dậy, lớn lên ngang tầm với vóc dáng của một danh sơn, nơi hội tụ anh linh của một vùng đất; đây cũng sẽ là điểm nhấn và là động lực phát triển du lịch của vùng quê lúa Yên Thành.
Khu du lịch sinh thái và tâm linh đền, chùa Gám một công trình tầm cỡ Bắc Miền Trung, là niềm vinh dự, tự hào, niềm khát khao cháy bỏng, ước nguyện của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Yên Thành. Khu du lịch sinh thái tâm linh đền, chùa Gám sẽ trở thành một trong những điểm nhấn của quần thể tiềm năng du lịch sinh thái tâm linh của huyện nhà, là điểm nhấn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Từ Trúc Lâm Yên Tử đến Trúc Lâm Yên Thành, như một ngẫu nhiên và triết lý của tạo hóa, chặng đầu đã góp phần khắc đậm dấu ấn tâm linh Việt Nam./.)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây