KẾ HOẠCH Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và bệnh dại chó, vụ Thu nă

Thứ ba - 20/09/2022 06:04
Thực hiện kế hoạch số 75/TTDVNN, ngày 26/07/2022 của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Thành về việc triển khai công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2022.
ỦY BAN NHÂN DÂN                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ XUÂN THÀNH                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                
KẾ HOẠCH
Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và bệnh dại chó, vụ Thu năm 2022
 ( Ban hành kèm  theo Quyết định số 151/QĐ - UBND ngày 06 tháng 9 năm  2022 )

Thực hiện kế hoạch số 75/TTDVNN, ngày 26/07/2022 của  Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Thành về việc triển khai công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2022.
Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Xuân Thành trong thời gian qua. Đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trâu bò và bệnh dại chó. Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho đàn vật nuôi; Ủy ban nhân dân xã Xuân Thành ban hành kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2022 với các nội dung sau:
 
  1.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế, khống chế dịch bùng phát, là biện pháp hữu hiệu, cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay để chủ động bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi. Thực hiện tốt, hiệu quả việc tiêm phòng kết hợp với thực hiện nghiêm túc các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để khống chế tối đa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
2. Yêu cầu:
- Tiêm phòng bắt buộc 100% gia súc, gia cầm và bệnh dại chó trong diện tiêm phòng; Những gia súc, gia cầm trong diện phải tiêm nhưng không thực hiện tiêm phòng sẽ không được hỗ trợ của Nhà nước khi thiên tai dịch bệnh xẩy ra. Đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật, đạt hiệu quả cao.
- Tiến hành tiêm phòng khi đã chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư, dụng cụ. Lực lượng tham gia tiêm phòng phải được tập huấn kỹ thuật đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của công tác tiêm phòng theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác giám sát sau tiêm phòng; theo dõi, có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau khi tiêm; lập sổ sách để ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người trong quá trình tổ chức tiêm phòng.
II. THỜI GIAN TIÊM PHÒNG:
1. Đợt tiêm phòng chính vụ Thu:
- Ngày 16/09/2022. Tiêm xóm Minh Yên, Thọ Xuân
- Ngày 17/09/2022. Tiêm xóm Mỹ Xuân, Đồng Xuân
- Ngày 18/09/2022. Tiêm xóm Thượng Xuân, Liên Xuân
- Ngày 19/09/2022. Tiêm xóm Nam Phượng Sơn
- Ngày 20/09/2022. Tiêm xóm Bắc Phượng Sơn
- Ngày 21/09/2022. Tiêm xóm Bùi Sơn, Tân Xuân.
2. Đợt tiêm phòng bổ sung:
Những con gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong vụ Thu, gia súc mới sinh, mới nhập về thì hộ chăn nuôi tự chủ động tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin theo quy định. Địa chỉ lấy vắc xin là Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành
III. ĐỐI TƯỢNG TIÊM PHÒNG, CÁC BỆNH BẮT BUỘC TIÊM PHÒNG VÀ ĐƠN GIÁ VẮC XIN:
1. Đối tượng tiêm:
a. Đối với đàn trâu, bò:  Tiêm vắc xin bắt buộc đối với vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò ( Riêng vắc xin Viêm da nổi cục trâu bò, LMLM trên cơ sở hộ gia đình đăng ký, UBND xã sẽ đăng ký vắc xin về để tiêm theo yêu cầu của dân)
b. Đối với lợn:
Tiêm vắc xin bắt buộc đối với vắc xin dịch tả lợn (DTL) và tụ huyết trùng (THT). Riêng vắc xin  lỡ mồm long móng, Phó thương hàn, lép tô đăng ký vắc xín và tiêm theo yêu cầu của người chăn nuôi
c. Đối với đàn chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin bắt buộc đối với vắc xin phòng Dại chó, mèo
d. Đối với gia cầm:
- Tiêm vắc xin cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, Newcastle, dịch tả vịt, cho đàn gia cầm trên địa bàn toàn xã. (Hộ gia đình tự mua vắc xin để tiêm và  đến Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện  để mua vắc xin)
đ. Dê:
Tiêm LMLM (Hộ gia đình tự mua vắc xin để tiêm và  đến Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện  để mua vắc xin)
Ghi chú:
- Vắc-xin Tụ huyết trùng trâu, bò: Tiêm cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên. Không tiêm cho trâu, bò,bê nghé gầy yếu, đang ốm, gần đẻ, mới đẻ.
- Đối với vắc xin dịch tả lợn: Tiêm cho toàn đàn lợn đạt tỷ lệ 100%(  kế cả lợn nái đang mang thai và lợn con mới sinh)
- Vắc xin THT: Tiêm cho lợn con, choai: 55- 60 ngày tuổi; Lợn hậu bị: 4-5 tháng tuổi; Lợn chửa tiêm 3-4 tuần trước khi hoặc sau khi đẻ trên 15 ngày
- Vắc xin dại chó, mèo: Tiêm phòng bệnh khi chó 3 tháng tuổi trở lên.
- Nếu hộ chăn nuôi không đăng ký tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc thì tổ tiêm phòng sẽ không đến tiêm.
2. Đơn giá vắc xin :
- Tụ huyết trùng Trâu, bò: 7.500 đ/con
- Viêm da nổi cục trâu, bò: 39.000 đ/con
- LMLM  Types O : 22.000 đ/liều/con
- Tụ huyết trùng Lợn: 5.500 đ/con
- Dịch tả Lợn: 5.500 đ/con
- Chó: 14.600 đ/con
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Giá tiêm phòng do người chăn nuôi chi trả được thực hiện tiêm mũi nào thu tiền mũi đó.
Tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng thu theo thông tư số 283/TT- BTC ngày 14/11/2016
- Hỗ trợ tiền chè nước cho các xóm được tính theo số con gia súc được tiêm phòng:
2.000 đ/con gia súc ( trâu, bò, lợn, chó)
1. Phần thu:
a, Tiền vắc xin:
- Trâu, bò : 7.500đ/liều THT/con  
- Tụ huyết trùng Lợn: 5.500 đ/con + Dịch tả Lợn: 5.500 đ/con = 11.000 đ /con
- Chó, mèo: 14.500 đ/liều/con
Lưu ý: Kinh phí vắc xin UBND xã quyết toán với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện
b,Tiền công:
Trâu, Bò: 3.500 đ/con
Lợn: 3.000 đ/con
Chó mèo: 5.500 đ/con
c,Tổng tiền thu từ hộ chăn nuôi: Tiền vắc xin + phí dịch vụ tiêm phòng + Kim tiêm cụ thể như sau:
Trâu, bò: 3.500 + 7.500                     = 11.000 đ/con
Lợn: 5.500 + 5.500 + 3.000                = 14.000 đ/con
Chó: 14.500 + 5.500                           = 20.000 đ/con
V. KỶ THUẬT TIÊM PHÒNG VÀ TỔ CHỨC TIÊM PHÒNG:
1. Kỷ thuật tiêm phòng :
- Để đảm bảo tuyệt đối cho quá trình tiêm phòng, không làm lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu phi, cúm gia cầm
- Ban tiêm phòng phải khử trùng trước khi tiêm như đi qua vôi bột
2. Tổ tiêm phòng:
Gồm 4 người: xóm trưởng, Công an viên, cán bộ Thú y xã và công chức nông nghiệp
Nhiệm vụ:
- Xóm trưởng: Ghi chép các văn bản liên quan đến tiêm phòng, thu phí tiêm phòng
- Thú y xã: Trực tiếp tiêm và xử lý phản ứng vắc xin sau khi tiêm
- Công an viên: Phối hợp với hộ gia đình bắt giữ và lập biên bản xử lý các hộ vi phạm.
- Công chức nông nghiệp: Theo dõi, báo cáo tình hình tiêm phòng
VI. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:
- Hỗ trợ 100% tiền đền bù gia súc( Trâu, bò, lợn) bị phản ứng do tiêm phòng gây chết theo giá cả thị trường( Theo định mức của Bộ NN&PTNT), không hỗ trợ cho chó, mèo khi tiêm phòng Dại.
- Theo Nghị định 02/2017/NĐ- CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ .Nếu hộ nào không tiêm phòng các bệnh bắt buộc thì Nhà nước sẽ không hỗ trợ khi gia súc, gia cầm bị chết bắt buộc tiêu hủy do các dịch bệnh như sau: DTLCP, LMLM, Tai Xanh, cúm gia cầm
VII. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT:
1, Văn bản thực hiện: Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng; Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò, lợn thì bị phạt 200.000 đ- 300.000 đ theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực thú y.
2, Đối tượng áp dụng: Các hộ có gia súc, gia cầm không tiêm như: Trâu, bò, lợn, chó, gia cầm.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban nông nghiệp xã:
- Tham mưu Xây dựng Kế hoạch trình UBND xã phê duyệt và có trách nhiệm triển khai kế hoạch khi kế hoạch đã được UBND xã phê duyệt
- Bố trí nhân lực, phương tiện, dụng cụ, vắc xin, kinh phí; tổ chức hội nghị triển khai. Theo dõi, giám sát quá trình tiêm phòng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng cao và đúng quy trình.
- Xây dựng các biểu mẫu ghi chép theo dõi gia súc, gia cầm tiêm phòng.
- Tiếp nhận và phân phối vắc xin, vật tư tiêm phòng cho các xóm.
- Phối hợp với ban Chỉ huy các xóm; các ban, ngành  liên quan, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm phòng về Ủy ban nhân dân xã và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
2. TRạm Y tế xã:
Kịp thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong thời gian tiêm phòng, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, sức khoẻ cộng đồng.
3. Ngành Môi trường xã:
Phối hợp với các ngành liên quan, chỉ đạo Ban chỉ huy các xóm tổng vệ sinh môi trường trước khi phun tiêu độc khử trùng và triển khai tiêm phòng, hướng dẫn, đôn đốc làm vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
4. Ban Tài chính xã:
Chuẩn bị đủ kinh phí, phục vụ kịp thời các đợt tiêm phòng theo đúng quy định của Nhà nước.
5. Ngành Văn hóa xã:
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức phong phú, thiết thực về lợi ích của việc tiêm phòng; mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh; trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc tiêm phòng cho vật nuôi,... đến tận người dân để nhân dân hiểu và tự giác, tích cực tham gia, thực hiện.
6. Ban công an:
Phối hợp với Ban NN tham mưu các văn bản xử phạt nghiêm hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định của luật thú y.
7. UBMTTQ và các đoàn thể xã:
Tích cực vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch tiêm phòng vụ Thu năm 2022 đạt kết quả tốt.
8. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh xã:
Bám sát xóm mình phụ trách, phối hợp với Ban chỉ huy các xóm chỉ đạo tiêm phòng theo đúng kế hoạch và đạt kết quả cao
9. Ban chỉ huy các xóm:
- Điều tra thống kê số gia súc, gia cầm của xóm; đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng cho từng loại gia súc, gia cầm, từng đợt tiêm phòng, báo cáo về đồng chí Trần văn Hùng- cán bộ Thú y xã tổng hợp lấy vắc xin
- Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân xã, xây dựng kế hoạch của xóm thật cụ thể.  Tuyên truyền cho người chăn nuôi, triển khai cụ thể  đúng kế hoạch của Ủy ban nhân dân xã đã phê duyệt..
- Trực tiếp tham gia cùng với Ban tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm để ghi chép cụ thể và thanh quyết toán kinh tế theo quy định sau khi tiêm
- Tiếp nhận vắc xin, vật tư, hóa chất,...được phân phối cho xóm đảm bảo kịp thời, đủ số lượng và chất lượng.
- Trước khi tiêm phòng: Phải thông báo cho các hộ dân để các hộ dân nhốt gia súc, gia cầm và quét dọn sạch sẽ chuồng trại, máng ăn máng uống, đường đi, lối vào để tiến hành tiêu độc khử trùng. Tiêm đến đâu thì tiêu độc khử trùng đến đó.
10. Các hộ chăn nuôi:
- Tự giác đăng ký thực hiện tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND xã.
- Người chăn nuôi không chấp hành quy định về tiêm phòng vắc xin các bệnh bắt buộc theo quy định. Khi thiên tai, dịch bệnh xẩy ra sẽ không hỗ trợ theo quyết định 48/2017/QĐ - UBND tỉnh Nghệ An và Nghị định 02/2017/NĐ- CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhốt gia súc, gia cầm thuộc diện phải tiêm cẩn thận để Đoàn tiêm phòng đến tiêm.
- Nếu gia súc bị phản ứng vắc xin thì phải báo cáo ngay cho Thú y xã để xử lý và gia đình phải chi trả số tiền điều trị phản ứng vắc xin.
Trên đây là Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và dại chó, vụ Thu  năm 2022, UBND yêu cầu Ban chỉ huy các xóm, các ban, ngành liên quan, Ban phòng chống dịch bệnh, UBMTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt./.

Nơi nhận:                                                                               TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
 
  • TV Đảng ủy ;                                                                                         CHỦ TỊCH
  • TT HĐND;                                                                     
  • Ban chỉ đạo;
  • UBMTTQ và các đoàn thể;
  • 10 xóm;
  • Lưu VP.                                                                                             Phan Hoàng Thụ




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây