tuyên truyền bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân năm 2023

Thứ tư - 15/03/2023 06:08
Kính thưa toàn thể bà con nhân dân!
Hiện nay, các trà lúa xuân trên địa bàn xã Xuân Thành đang ở giai đoạn lúa trà 1 bước vào giai đoạn bắt đầu phân hóa đòng, lúa trà 2 kết thúc đẻ nhánh và nhìn chung sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên do thời tiết âm u, sương mù trong những ngày qua là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn hại lúa phát sinh, phát triển và gây hại cục bộ trên một số ruộng tại xứ đồng cồn mồ, cồn Bùi xóm Thượng Xuân; Bờ Bạn xóm Liên Xuân; Rộc Thần xóm Tân Xuân, Rộc Xiêm xóm Minh Yên, đồng Me xóm Đồng Xuân……
 Theo thông tin ban nông nghiệp xã, Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, thân, cổ bông hoặc hạt lúa. Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn. Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị "cháy". Nguy hiểm nhất là khi nấm tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục, làm giảm năng suất lúa, có thể gây mất trắng nếu không được phòng chống kịp thời. Tại xứ cồn mồ, cồn Bùi xóm Thượng Xuân; Bờ Bạn xóm Liên Xuân; Rộc Thần xóm Tân Xuân, Rộc Xiêm xóm Minh Yên, đồng Me xóm Đồng Xuân bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại một số giống lúa dễ bị nhiễm như: : TBR225, BC15, nếp, J02, Q5...dự báo trong trong những ngày tới có mưa rải rác thì nguy cơ bệnh đạo ôn lá bùng phát, phát triển lây lan trên diện rộng.
      Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra từ nay đến cuối vụ, Ban nông nghiệp xã phối hợp bảo vệ thực vật xã đã tăng cường công tác điều tra, phát hiện, kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh đạo ôn. Trên cơ sở đó, xã ủy ban nhân dân xã  khuyến cáo bà con nông dân ngừng bón phân đạm và các loại phân bón tổng hợp giàu đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá có hàm lượng đạm cao; giữ nguyên mực nước trong ruộng, không để ruộng khô hạn. Khoanh vùng diện tích nhiễm bệnh, chỉ đạo, đôn đốc, tuyên truyền bà con nông dân thực hiện phun phòng chống bệnh đạo ôn triệt để bằng các loại thuốc đặc hiệu như:
Beam 75WP, Katana 20SC, Filia 525 SE, Kabim 30 WP, Vista 72,5 WP, Tricom 75WP, Bankan 600 WP, Ninja 35 EC, Difusan 40 EC, Angate 75W .... Các ruộng xuôi theo chiều gió của ruộng bị bệnh cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời, thực hiện phun phòng chống sớm khi bệnh mới xuất hiện, tránh lây lan ra diện rộng. Đối với những diện tích có áp lực bệnh cao, bà con nông dân thực hiện phun kép 2 lần cách nhau từ 5 đến 7 ngày.
Cùng với việc tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn, xã Xuân Thành cũng tăng cường công tác tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc lúa Xuân cuối vụ cho nông dân; nhất là tiến hành bón thúc đợt 2 đầy đủ, đúng thời điểm cho các trà lúa, chú ý bón đủ lượng Kali, tạo điều kiện cho lúa làm đòng, tăng số gié, số hạt chắc trên bông và tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh; vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đúng quy định nhằm đảm bảo vệ sinh đồng ruộng, môi trường sinh thái.
       Thời gian qua, chuột đồng cũng gia tăng gây hại, đặc biệt hại nặng trên những diện tích lúa gần khu dân cư, gần trục đường giao thông. Nông dân trên địa bàn xã Xuân Thành cần tập trung diệt chuột bằng các biện pháp như vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột; bẫy bắt thủ công, nuôi mèo, không săn bắt rắn…; hoặc sử dụng các loại thuốc hóa học diệt chuột ít độc hại với người, gia súc, gia cầm, thủy sản như Antimice 3DP, Cat 0.25 WP, Ran part 2%DS, ... và tiếp tục theo dõi các sinh vật gây hại khác trên lúa để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
    Thời gian tới, ủy ban nhân dân xã  sẽ chủ động theo dõi sát diễn biến thời tiết, chăm sóc và theo dõi quá trình sinh trưởng của lúa, thời điểm trổ của từng trà, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình sinh vật gây hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Đồng thời, chủ động điều tiết nước hợp lý trong giai đoạn lúa vào đòng, trổ bông, vào hạt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chú trọng công tác quản lý thị trường thuốc bảo vệ thực vật... góp phần giành thắng lợi sản xuất vụ Xuân năm 2023./.


                                                                                                                                                          CCVH- Vũ Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây